Ngày Quân Đoàn I "tan hàng"
Trần Lý
Trên đây là những tựa đề của một số bài viết về sự tan rã của Quân Đoàn I
trong những ngày cuối tháng Ba năm 1975.
Phạm vi của bài này xin chỉ giới hạn trong những ngày cuối cùng của Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn I và bộ máy hành chánh VNCH tại Đà Nẵng qua những tài liệu
trong các tập sách, các bài chuyên khảo, hồi ký Việt-Mỹ viết về chiến
Tranh VN. Một số chi tiết được cung cấp qua các buổi mạn đàm của Tác giả
và Trung Tá Nguyễn Phú Đức, Chánh Văn Phòng của Tướng Ngô Quang Trưởng.
'Saigon, Nam Việt Nam, Chủ Nhật 30 tháng Ba: Một phát ngôn viên của Chính
Phủ Sàigòn cho biết là ngày hôm nay, các liên lạc vô tuyến giữa Saigon và
Đà Nẵng, đang bị bao vây, đã bị gián đoạn. và đây là dấu hiệu cho thấy Đà
Nẵng đã thất thủ' (Malcolm Brown, The NewYork Times, March 30.1975).
Ký giả Brown cho biết thêm: 'Một nguồn tin đáng tin cậy ở cấp cao hơn cho
biết vẫn còn có liên lạc vô tuyến giữa Trung ương vả những quan sát viên
VN từ một chiến hạm ngoài khơi Đà Nẵng ; tuy nhiên đây rõ rệt là Chính Phủ
Saigon đã mất Đà Nẵng'.
Đài BBC Luân Đôn, ngay tối 29 tháng 3 năm 1975 đã loan báo Đà Nẵng thất
thủ với 100 ngàn quân bị bắt làm tù binh.
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, trong 'Can Trường Trong Chiến Bại' viết: ' Vào
khoảng 10 giờ sáng ngày 29, Tướng Trưởng, khoác áo phao, cùng Đại Tá Trí,
Phó TL TQLC bơi ra biển, được Chiến Hạm HQ 401 vớt. Khi khoác áo phao,
Tướng Trưởng thốt ra một câu: 'Coi như đây là một cuộc tự thoát !'.
Các vị chỉ huy cao cấp nhất tại Quân Đoàn I (khi rã hàng):
Tư Lệnh Quân Đoàn I: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Tư Lệnh Phó / Hành qQuân: Tr/ Tướng Lâm Quang Thi
Tư Lệnh Phó/ Lãnh Thổ: Thiếu Tướng Huỳnh văn Lạc
Tham Mưu Trưởng: Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng
Chỉ huy Trưởng Pháo binh: Đại Tá Phạm Kim Chung
Trưởng Phòng 2 Q/Đ: Đ/ Tá Nguyễn văn Phô
Phòng 3: Đ/ Tá Lê Bá Khiếu
Tư Lệnh và Phó Tư Lệnh các Sư Đoàn:
- SĐ 1 BB: Chuẩn Tướng Nguyễn văn Điềm / Đ/Tá Trương Tấn Thục
- SĐ 2 BB: Ch/Tướng Trần văn Nhựt / Đ/Tá Hoàng Tích Thông
- SĐ 3 BB: Ch/Tướng Nguyễn Duy Hinh / Đ/Tá Ngô văn Lợi
Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại / Tư Lệnh phó: HQ Đ/Tá Nguyễn Công Hội.
Sư Đoàn 1 KQ: Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh
Không đoàn 41: Đ/Tá Thái Bá Đệ
Không đoàn 51: Đ/Tá Đặng Văn Phước
Không đoàn 61: Đ/Tá Nguyễn Văn Vượng
Các đơn vị khác tại Đà Nẵng:
- SĐ Thủy Quân Lục Chiến: Tư Lệnh: Th/Tướng Bùi Thế Lân / Phó: Đ/Tá Nguyễn Thành Trí.
Các Tỉnh Trưởng và Thị Trưởng:
- Quảng Trị: Đ/Tá Đỗ Kỳ
- Thừa Thiên/ Huế: Đ/Tá Nguyễn Hữu Duệ
- Quảng Nam: Đ/Tá Phạm Văn Chung
(Thị Trưởng Đà Nẵng: Đ/Tá Đào Trọng Tường)
- Quảng Tín: Đ/Tá Đào Mộng Xuân
- Quảng Ngãi: Đ/Tá Lê Văn Ngọc
Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát QG Vùng I: Đ/Tá CS Nguyễn Văn Lộc / Chỉ Huy Phó: Tr/Tá CS Hồ Quang Khâm
Diễn biến của các sự kiện:
Ngày 28 tháng Ba, năm 1975
Tại phi trường Đà Nẵng (theo Song Chùy 213 - Một Thời Để Nhớ)
Không Đoàn 41 CT với các phi cơ khu trục và vận tải đã được lệnh di tản từ
trước, chỉ còn lại KĐ Yểm Cứ/ Kỹ Thuật Và Kiến Tạo cùng KĐ 51 CT với 6 Phi
đoàn trực thăng 213, 233, 239,253, 257 và 247 cố thủ.
Suốt ngày 28 tháng 3, cầu không vận từ Sài Gòn đã chấm dứt nên không còn
chuyến C-130 nào ra đáp. Từ sáng đến chiều, HQ không yêu cầu một phi vụ
nào nên phi trường vắng bóng phi cơ lên xuống. Một chuyến Boeing đặc biệt
vào đáp chỉ để đón một mình gia đình Tr/Sĩ Phát (?), phi cơ chỉ taxi vào
hậu trạm dân sự gần PĐ 257 rồi quay trở ra liền, vừa taxi chầm chậm trên
phi đạo vừa mở cửa, có chiếc jeep chạy theo đưa người lên (Song Chùy 213).
8 giờ tối: Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường. Trận đại pháo khốc
liệt với hàng loạt hỏa tiễn 130 ly liên tục rót vào phi trường Đà Nẵng.
phi trường trở thành tê liệt hoàn toàn! Không cấp chỉ huy thẩm quyền nào
dám trực tiếp ban hành lệnh rút lui nên khi pháo kích tới mọi người tự
động coi đó là hiệu lệnh cuối cùng, mạnh ai nấy cất cánh mà đi. Sau đợt
pháo đầu tiên vừa tạm ngưng, anh em tự động phóng ra khu bãi đậu, quay máy
và các trực thăng bốc thẳng lên như bướm vỡ tổ, di tản sang phi trường Non
Nước ở hướng Đông cạnh Ngũ Hành Sơn (Marble Mountains Airfield) và từ đây
một số đã tự động bay đêm vào Phù Cát (một số phi cơ đã bị mất tích).
Trong ngày 28 tháng 3, các nhân viên dân sự Hoa Kỳ cùng thân nhân và một
số nhân viên VN làm việc cho CORDS (Civil Operations and Rural Development
Service) đã được di tản bằng 4 chuyến bay của Air America dùng các C-46 và
C-47 đáp xuống phi trường Non Nước. Cũng tại phi trường này 4 chuyến bay
DC-4 của Air Việt Nam đã được thực hiện.
Tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I:
Sáng 28 tháng 3, Trung Tướng Lê Nguyên Khang, phụ tá của Đ/Tướng Viên bay
ra Đà Nẵng để nghiên cứu tình hình tại chỗ (Máy bay riêng của Tướng Khang
đáp tại phi trường Non Nước). Một buổi họp được triệu tập gồm tư lệnh các
sư đoàn, tỉnh trưởng, KQ và HQ để duyệt xét tình hình (Tướng Lạc vắng mặt,
ở lại Sài Gòn sau khi từ chối không đi cùng Tướng Khang trở ra Đà Nẵng).
Sau cuộc họp, Tướng Khang bay trở về Saigon, ghi nhận tình trạng hỗn loạn
đang diễn ra tại Đà Nẵng. Tướng Trưởng sau đó dùng trực thăng để bay đi
xem xét tình hình.
Khoảng 5 giờ chiều 28 tháng 3: Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn I, với sự hướng
dẫn của Đ/Tá Đáng, Tham Mưu Trưởng đã di chuyển sang Bộ chỉ huy 1 Tiếp Vận
tại Mỹ Khê gặp Đ/Tá Ngô Minh Châu (Chỉ Huy Trưởng) để di tản. Sau đó toàn
bộ đi về Sơn Chà và dùng tàu kéo do Trung Tá Trần Bá Tuấn, Chỉ Huy phó Sở
Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ TTM chuẩn bị sẵn để di chuyển về Nam. Bộ
Tham Mưu của Quân Đoàn 1 tan hàng! Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng đã mô tả tình
trạng của Bộ TL QĐI như sau: '.tại Bộ TL QĐ I, mọi người đều rã ngũ. Tài
xế, nhân viên truyền tin, binh sĩ thuộc Đại đội Tổng hành dinh... đều bỏ
chạy.'
Tại Văn Phòng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Trung Tá Đức, Chánh văn phòng của Tướng
Trưởng vẫn chờ lệnh, và nhận được điện thoại của Tướng Trưởng gọi sang căn
cứ HQ Non Nước, Ông ra ngoài. Bộ Tư Lệnh QĐ hầu như bỏ ngỏ. Các sĩ quan đã
tự động rã hàng. Tr/Tá Đức chỉ kịp lấy chai 'rượu thuốc' của Tướng Trưởng
cùng cặp sách trong có tấm chi phiếu 1 triệu đồng của QĐI chưa kịp lãnh và
cùng một tài xế chạy sang Non Nước. Bộ Tư Lệnh QĐ I hoàn toàn bỏ ngỏ.
Cũng khoảng 5 giờ chiều, Tướng Trưởng mời các Tướng Lân, Phó Đề đốc Thoại
đến họp tại Bộ Tư Lệnh TQLC ở Non Nước. Tại đây có cả Ông Albert Francis,
Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng, bàn về việc rút các Lữ đoàn TQLC còn lại (458
và 369) cùng Bộ Chỉ Huy ra khỏi Đà Nẵng. Sau cuộc họp, Tướng Trưởng tiếp
tục dùng trực thăng bay đi thị sát, Phó ĐĐ Thoại bay về căn cứ HQ có Ô
Francis cùng đi theo.Tại căn cứ HQ, Ô Francis cùng 2 nhà báo Úc (?) đã
dùng chiến đỉnh riêng của Phó ĐĐ Thoại để ra tàu HQ 5 ngoài khơi. (Nhà báo
Alan Dawson, trong tập sách 55 days- The Fall of South Viet Nam, trang
175, đã viết theo óc 'tưởng tượng' là Ô Francis đã dìu Tướng Trưởng để bơi
ra tàu!)
Khoảng 8 giờ 30, Tướng Trưởng đáp trực thăng xuống căn cứ HQ và dùng hệ
thống viễn thông của HQ để 'nói chuyện' trực tiếp với Tướng Viên và sau đó
với TT Thiệu. Tướng Lân cùng đoàn tùy tùng cũng dùng trực thăng đến căn cứ
HQ.
9 giờ tối: Cộng quân bắt đầu pháo kích vào căn cứ HQ bằng đại bác 130 ly
và hỏa tiễn từ phía Nam Ô và từ chân đèo Hải Vân. Dân tràn vào căn cứ HQ.
Một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập tại Hầm Chỉ huy trong căn cứ HQ Tiên
Sa với sự có mặt của các Tướng Trưởng, Thi, Lân, Hinh, Thoại (thiếu các
Tướng Điềm còn ở Đặc khu, Khánh mất liên lạc khi cộng quân pháo vào phi
trường) và trong buổi họp này, Tướng Trưởng đã quyết định rút quân toàn
diện khỏi Đà Nẵng. Buổi họp chấm dứt lúc 10 giờ 30. Tướng Thi đề nghị và
được chấp thuận lập một bộ chỉ huy hành quân lưu động cho QĐ I từ tàu HQ
ngoài khơi, nên dùng trực thăng cùng HQ Đ/Tá Nguyễn Xuân Sơn (Tư Lệnh Hạm
Đội) bay ra tàu lúc 10 giờ 45. (Trực thăng này do Tr/Úy Tâm điều khiển.
Lần đầu tiên bay đáp xuống một LST ban đêm,ngoài khơi). Sau đó Tướng Thi
và Đ/Tá Sơn chuyển sang chiến hạm HQ 405. Bộ Tham Mưu của HQ Vùng 1 Duyên
Hải, dưới quyền chỉ huy của HQ Đ/Tá Hội, Tư Lệnh phó di chuyển bộ về bãi
biển Tiên Sa để ra Dương vận hạm ngoài khơi, cùng trong đoàn di tản có
Đ/Tá Quế, Tham Mưu trưởng TQLC. Tại căn cứ, còn lại các Tướng Trưởng,
Tướng Lân, Phó Đề Đốc Thoại. Trực thăng riêng của Tướng Trưởng đã bị hư
hại do đạn pháo kích nên Ông gọi một trực thăng từ SĐ1 KQ đến thay thế.
Trực thăng này do Đ/Tá Đặng văn Phước, Không đoàn Trưởng KĐ 51 lái, đáp
xuống và đón Tướng Trưởng, đi theo có Đ/Úy Hòa, cận vệ. Trực thăng rời căn
cứ lúc 11 giờ 15 tối, đích thân Phó Đề Đốc Thoại đưa tiễn Tướng Trưởng
(Bài viết của tác giả Phiến Đan ghi lại một cách bi thảm nhưng 'kém chính
xác' hơn: “các đơn vị đã di tản, không còn liên lạc để kêu chiếc trực
thăng khác được. Đột nhiên trên trời xuất hiện một chiếc trực thăng không
biết của đơn vị nào. Đ/Úy Hòa phải dùng đèn pin chiếu lên phi cơ rồi chiếu
vào chiếc cặp samsonite ông đang cầm để cho phi công trực thăng biết là ở
dưới có cấp chỉ huy cao cấp.' Trực thăng của Tướng Trưởng bay về Đài kiểm
báo Sơn Chà và Ông gặp Tướng Khánh, Đ/Tá Vượng. Sau một phiên họp ngắn,
tất cả bay trở lại Tiên Sa, nhưng căn cứ lúc này đã trống vắng, nên trực
thăng bay về căn cứ Non Nước , nơi đặt Bộ TL TQLC (trong lúc này, Tướng
Lân và Phó Đề Đốc Thoại cùng đoàn tùy tùng, sau khi biết là tất cả các
trực thăng riêng đều đã bị hư hại do pháo kích, đã di chuyển khỏi hầm chỉ
huy tại căn cứ HQ Tiên Sa ra một bờ biển nhỏ phía sau núi để tìm cách gọi
chiến hạm vào đón). Tại căn cứ TQLC chỉ còn Đ/Tá Trí, Phó Tư Lệnh TQLC),
và tại đây, Tướng Trưởng cho phép các SQ KQ, và BB tùy nghi di tản, dùng
chiếc trực thăng sau cùng này để tìm đường tự thoát. Ông quyết định rút
theo TQLC. Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 29 tháng 3, các chiến hạm HQ 401,
402 và 404 đã vào đón TQLC. Do tàu nhỏ không thể vào bãi nên Đ/Tá Trí,
Đ/Úy Hòa đã giúp Tứớng Trưởng choàng áo phao để cùng bơi ra tàu nhỏ và sau
đó được đưa lên HQ 401 và chuyển sang HQ 404. (Tác giả Phạm Bá Hoa, trong
Đôi dòng ghi nhớ, ghi lại theo lởi kể của Đ/Tá Trí, có một chi tiết'thiếu
chính xác' là 'Tướng Lân đã rời SĐ TQLC và ra khơi lên chiến hạm của Hải
quân từ chiều 28 tháng 3 (?), trên thực tế Tướng Lân và tùy tùng.vẫn còn ở
căn cứ HQ cùng Phó Đề Đốc Thoại). Trên HQ 404 đã có mặt Đ/Tá Nguyễn Xuân
Hường, Tư Lệnh Lữ đoàn 1 Kỵ Binh.
Sau khi Tướng Trưởng quyết định ở lại với TQLC và cho phép các SQ thuộc
cấp tự di tản, Tướng Khánh đã cùng những SQ tháp tùng bay trở về Sơn Chà,
kiếm xăng, chuyển từng nón sắt từ các trực thăng khác bị bỏ lại đang còn
tại bãi đáp và định bay ra ngoài khơi vùng Non Nước để tìm đáp xuống một
chiến hạm, nhưng trời mù và các chiến hạm lớn lại tập trung ở Mỹ Khê. Ông
đành quyết định trở lại bãi biển Non Nước và cùng tùy tùng bơi ra biển để
sau cùng lên HQ 404 (trong đoàn còn có Đ/Tá Vượng, Phước KQ, Đ/Tá Duệ Tỉnh
Trưởng Thừa Thiên). Trong khi đó, một toán khác (21 người) gồm Tướng Hinh,
tùy tùng và một số SQ KQ đã được tiếp cứu sau khi gửi tín hiệu khẩn cấp và
được HQ 802 đưa tàu nhỏ vào đón kịp. Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại, sau
những trục trặc về liên lạc viễn thông, cuối cùng nhờ may mắn đã liên lạc
được với HQ 802 và được tàu nhỏ vào vớt trong đêm (khoảng 3 giờ rạng sáng
ngày 29 tháng 3). Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại được chuyển lên HQ 802 vào
8 giờ sáng 29 tháng 3.
Đoàn chiến hạm HQ, chở đầy binh sĩ và dân di tản đã trực chỉ Quy Nhơn và
Cam Ranh. HQ 2, HQ3 đi về Quy Nhơn, các chiến hạm chở quân đa số thuộc SĐ2
BB và SĐ TQLC như HQ5, HQ 401, HQ 402, HQ 404 và HQ 802 đi về Cam Ranh.
Các chiến hạm còn lại di chuyển dọc bờ biển để tìm vớt những đơn vị còn
lạc lại.
(Kể từ trưa 31 tháng 3, 1975 tất cả các chiến hạm rời khỏi vùng I và Vùng
I cùng QĐ I chính thức tan hàng.
Thành phố Đà Nẵng:
Đà Nẵng đã trở thành một thành phố vô trật tự và rối loạn. Người dân từ
các nơi trong Vùng I chạy về tìm nơi tạm trú, người dân Đà Nẵng tìm đường
chạy đi. Binh sĩ từ các đơn vị tan hàng với võ khí trong tay tự động cướp
bóc. Lưu thông trong thành phố bị ứ đọng, mọi di chuyển đều bị trở ngại
(Tổng Y viện Duy Tân đã không thể đưa được 340 thương bệnh binh ra phi
trường). Hơn một triệu dân tị nạn chiếm ngụ các công thự và cao ốc và sinh
hoạt tại bất cứ nơi nào còn chỗ trống. Bộ Chỉ Huy Quân Trấn Đà Nẵng được
lệnh rõ ràng: Bất cứ kẻ nào dùng súng đạn cướp bóc, xâm phạm tính mạng và
tài sản của dân chúng sẽ bị lực lượng an ninh, quân cảnh bắn hạ tại chỗ'.
Tuy nhiên lệnh Thiết quân luật cũng không còn được thi hành. Với tình
trạng này, Đà Nẵng sẽ tự sụp đổ, không cần Cộng quân tấn công. Tổ chức
hành chánh của VNCH đã hoàn toàn tự tan rã, công chức, cán bộ các cấp từ
Tỉnh xuống đến xã ấp đều tự động tìm đường thoát thân. Cảnh sát và các cán
bộ an ninh đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn và vô lương tâm nhất.
Tình trạng tại bến tàu Đà Nẵng: Đây là lối thoát duy nhất cho những người
muốn rời Đà Nẵng. Sự hỗn loạn cũng không kém bên trong thành phố. Dân chạy
loạn thuê mướn ghe thuyền nhỏ để tự di chuyển từ bờ ra ngoài khơi nơi một
số sà lan và tàu chuyên chở của Hoa Kỳ thả neo chờ. Mỗi tàu sẽ nhổ neo về
Cam Ranh khi số người lên đến chừng 10 ngàn. Ba chiếc tàu của Hoa Kỳ The
Pioneer Commander, The Pioneer Contender và chiếc USNS Miller, một chiếc
tàu vận tải của HQHK do một thủy thủ đoàn dân sự điều khiển đã được sử
dụng trong chiến dịch di tản và di chuyển được hàng chục ngàn người vào
Cam Ranh.
Hoạt động của Cộng quân:
Ngay từ rạng sáng 28 tháng 3, Bộ chỉ huy cộng quân tại Đà Nẵng đã công bố
lệnh tổng tấn công và nổi dậy cho toàn bộ quân và cán bộ thuộc Quảng Đà.
Đài phát thanh Hà Nội đã cho phát thanh những lệnh hành quân cho quân của
họ, và xúi giục cuộc nổi dậy của dân chúng. Tuy nhiên trên thực tế Đà Nẵng
đã hoàn toàn tê liệt và dân chúng đã biết chắc là thị xã sẽ lọt vào tay
cộng quân, chỉ biết tìm đường tự thoát bằng mọi cách.
Các lực lượng quân sự của CS tại Quảng Nam- Đà Nẵng trước tình hình 'tự
tan rã' của chính quyền VNCH đã tổ chức 3 mũi tiến quân vào Đà Nẵng:
- Mũi thứ 1: các Trung đoàn 96 và 97 CSBV từ hướng Đông Hòa Hải tấn công
vào căn cứ Non Nước, phi trường Nước mặn và từ đó ra An Hải, Mỹ Khê, Sơn
Chà.
- Mũi thứ 2: Các Tiểu đoàn 1 (R20), 2, Đặc công 89 cùng SĐ 2 CSBV theo
Quốc lộ 1 vào Cầu đỏ đễ tiến về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 VNCH, Tòa Thị Chính
Đà Nẵng.
- Mủi thứ 3: SĐ 304 CSBV cùng các Tiểu đoàn 89, 35 và 575 từ Tây Bắc Hòa
Vang tấn công từ hướng Sùng Mây, Phước Tường về phi trường Đà Nẵng.
Liên tục trong suốt ngày/đêm 28 tháng 3, cộng quân dùng pháo binh của QK
5CSBV, và các Tiểu đoàn Pháo 575, 577 liên tục pháo kích vàc phi trường Đà
Nẵng và căn cứ HQ Sơn Chà.
Ngày 29 tháng 3, 1975:
Phi trường Non Nước:
Sau khi phi trường Đà Nẵng bị pháo kích và trở thành không thể sử dụng,
các trực thăng còn lại đều về đáp tại Non Nước và không còn nhận được lệnh
từ các cấp chỉ huy! Các phi công tùy nghi hành động và tự quyết định.
Phi công Song Chùy ghi lại: '…Cuối cùng mệt mỏi vì cả ngày chưa ăn uống
gì, tôi đáp xuống Non Nước tắt máy, tìm giấc ngủ dưới bụng phi cơ trên bãi
cỏ bên cạnh phi đạo. Sáng 29/3, sau giấc ngủ ngon lành, tôi thưc dậy khi
trời mờ sáng thì bạn bè đã bỏ đi hết. Trên phi đạo Non Nước còn mấy chục
trực thăng xếp hàng dài như sắp cất cánh hành quân mà không có pilot.' Phi
công SC sau đó tìm mọi cách đổ thêm xăng, kể cả dùng ruột xe làm ống dẫn
và cuối cùng cất cánh rời kho dầu Chợ Mới lúc 5 gìờ chiều. Có thể nói đây
là chiếc trực thăng cuối cùng của SĐ 1 KQ, mang số 107, rời không phận Đà
Nẵng.
Tập Quân Sử Không Quân VNCH ghi lại (trang 193-194):
' Ngày 27/3, tình hình rối loạn tại Đà Nẵng càng trở nên nguy hiểm hơn khi
VC bắt đầu pháo kích vào thành phố và phi trường. Ngay trong đêm đó, Thiếu
Tướng Võ Xuân Lành, Tư Lệnh phó KQVN từ Tân Sơn Nhứt đã bay ra để lượng
định tình hình' Tướng Lành nhận định KQ phải rút khỏi Đà Nẵng để bảo toàn
lực lượng, nhưng không đủ thẩm quyền quyết định nên chỉ cho 8 chiếc C-130
từ Sàigon bay ra ngay trong đêm để bắt đầu di tản binh sĩ và gia đình, ưu
tiên cho các chuyên viên kỹ thuật. Bước sang ngày 28/3, vì VC gia tăng
pháo kích, Ch/Tướng Khánh, Sư Đoàn Trưởng SĐ 1 KQ đã ra lệnh cho tât cả
mọi phi cơ còn có thể bay được, rời Đà Nẵng càng sớm càng tốt. Trong ngày
28 và sáng 29, các phi công đã đưa được 130 phi cơ về TSN, tuy nhiên SĐ 1
KQ đã mất đến 180 phi cơ (để lại hoặc bị rớt trong khi di tản) trong đó có
trọn hai phi đoàn C-7 Caribou đang đình động và một số A-37.' (theo Phi
Công Phạm văn Cầu, PĐ 427, thì một số Caribou khả dụng đã về được Sàigòn,
trong đó có chiếc Caribou do chính ông điều khiển. Chiếc C-7 này bay được
về TSN hoàn toàn không có vô tuyến liên lạc vì phi hành đoàn không ai mang
theo headset, phòng lái không có điện, đồng hồ xăng bất khiển dụng. Một
chiếc C-7 khác cũng không có vô tuyến nên đã phải lắc cánh khi bay xả qua
trước trạm không lưu.)
Tác giả Robert Mikesh trong 'Flying Dragons, The South Vietnamese Air
Force' , trang 143-44 ghi rõ hơn là SĐ 1 KQ đã bỏ lại 33 chiếc A-37, các
phi cơ Caribou C-7 (khoảng 40 chiếc-LTG) do thiếu cơ phận và bảo trì đang
được đóng gói cẩn thận. Cũng trong tập sách này, Tr/Úy Phạm Quang Khiêm,
hoa tiêu phụ cho Đ/Úy Nguyễn văn Chuân, cùng bay 1 chiếc C-130 từ Saigon
ra giúp di tản cho biết chuyến phi cơ của ông đã chở đến 350 người (trong
khi con số dự trù tối đa là 200 người). Đ/Úy Vĩnh Phổ, phi công của một
AC-119, thuộc Biệt đội 831, đang biệt phái công tác tại Đà Nẵng, ghi lại
là phi cơ của ông khi rời bãi đậu phải lăn bánh qua cả 100 xác người, chết
vì pháo kích, để ra phi đạo.
Trong lúc hỗn loạn, các phi công không thể cất cánh an toàn, phi cơ bị rơi
trong khi bay thoát vì trục trặc kỹ thuật hoặc hết nhiên liệu. Trong khi
di tản bằng trực thăng, một số sĩ quan cao cấp của SĐ1KQ đã bị mất tích do
phi cơ rơi hay do bị bắn hạ như Đ/Tá Nguyễn Bình Trứ KĐ Trưởng KĐ 10 Bảo
trì & Tiếp liệu. Trung Tá Hùng, Trung tâm Hành quân SĐ 1, tự bay 1 chiếc
L-19 cùng 2 con nhỏ về Nam. Chiếc Chinook CH-47 do Đ/Úy Hoàng Bôi (PĐ 247)
làm phi công chinh và Tr/Úy Nguyễn văn Tám phi công phụ, chở theo 17 người
không gặp may đã bị bắn hạ khi bay qua không phận Sa Huỳnh, phi cơ phải
đáp khẩn cấp xuống xã Vĩnh Tuy, Phú Thạnh. Cả hai đã tự sát vì không muốn
bị bắt làm tù binh. Một chiếc Chinook khác do Đ/Úy Phạm văn Kiến làm phi
công chính, Tr/Úy Nguyễn đình Hương phi công phụ, Đ/Úy Nguyễn Anh Dũng,
hoa tiêu chở theo gần 60 người, do trọng tải quá nặng, phải bay ở cao độ
thấp, cũng bị trúng đạn khi bay qua vùng Sa Huỳnh, tại Xã Phổ Châu, quận
Đức Phổ. Phi công phụ bị thương nặng. Đ/Úy Kiến đã buộc phải hạ cánh. Đại
Úy Dũng đã bắn Tr/Úy Hương theo yêu cầu của Hương và tự sát sau đó.
Theo Malcolm Brown của NewYork Times thì trong buổi sáng sớm 29/ 3, 10
chiếc UH-1 cuối cùng của KQVN đã chở các nhân viên KQ còn kẹt lại bay khỏi
Đà Nẵng, mỗi phi cơ chở ít nhất là 20 người bay về Non Nước để tìm xăng,
nhưng đa số đã không gặp may: Một phi cơ hết xăng phải đáp xuống Cù lao
Ré, một chiếc khác phải đáp xuống Chu Lai đã bị VC chiếm đóng từ 2 ngày
trước,4 chiếc khác bị trúng đạn phòng không của cộng quân gần Chu Lai và
chỉ 4 chiếc về được Sài Gòn (trực thăng của Tướng Điềm cũng hết xăng và
rơi trong vùng Sa Huỳnh, tất cả mọi người trên phi cơ tử nạn ngoại trừ Phi
Công Bình sống sót).
Trưa ngày 29, một phi cơ dân sự Hoa Kỳ, chiếc Boeing 727 của Công ty World
Airway do quyết định liều lĩnh của phi công và do may mắn đã bất ngờ đáp
xuống phi trường Đà Nẵng, bốc được khoảng 268 người (trong đó có 150 binh
sĩ thuộc ĐĐ Hắc báo SĐ1BB, đã dùng vũ khí để dành được chỗ trên phi cơ),
trước sự ngỡ ngàng của cộng quân đang có mặt tại phi trường. Khi phi cơ
cất cánh, súng bắn theo, cửa bánh đáp để mở vì có 4 người nằm bên trong, 1
đã chết khi phi cơ đáp tại Biên Hòa. Chiếc 727 thứ nhì, bay vòng trên
không phận Đà Nẵng đã không dám đáp xuống và đành trở về Saigon.
Thành phố Đà Nẵng:
Ngay từ đêm 28, Đà Nẵng đã trở thành 'vô chánh quyền', dân chúng tiếp tục
dùng đủ mọi phương tiện di chuyển về phía Tiên Sa và bến cảng. Sáng sớm
ngày 29, Th/Tá Phan Đức Minh, Phó Ủy viên Chính Phủ Toà án Mặt trận Vùng1,
do bất ngờ 'kẹt' tại Quân Lao Đà Nẵng, đã tự quyết định làm lệnh thả hết
các quân phạm, độ 1000 người và giải tán các quân nhân cơ hữu của Quân
Lao.
8 giờ sáng ngày 29 tháng Ba, từ Chùa Pháp Lâm, đường Ông Ích Khiêm, tổ
chức mệnh danh là 'Lực lượng Hòa-hợp Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng' đã tổ chức
hai đoàn xe do các tu sĩ Phật giáo ngồi trên xe, cắm cờ Phật giáo và cờ
MTGP đi theo 2 ngã, một về phía Hòa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân và một về phía
Phước Tường phía Hòa Cầm để đi vào Quảng Nam, Tam Kỳ để đón quân CSBV vào
thành phố.
Đến 1 giờ trưa ngày 29 tháng 3, đoàn xe trở lại Đà Nẵng cùng với các xe
thiết giáp và xe chở binh sĩ CSBV theo sau. (Hàn giang Trần Lệ Tuyền: 30
tháng 4-75 Máu và Nước Mắt).
Theo thông báo chính thức của CSBV thì họ 'hoàn toàn giải phóng' Đà Nẵng
vào lúc 11 giờ 30 ngày 29 tháng 3 năm 1975.
- Những sự kiện, kết cuộc:
Con số chính thức do CSBV công bố thì họ bắt được làm tù binh tại Đà Nẵng
là 73 ngàn quân-cán chính VNCH trong đó 54 ngàn binh sĩ, 9800 Điạ Phương
Quân, 5600 Nghĩa Quân và 3100 Cảnh Sát. Số sĩ quan bị bắt gồm 10 Đại Tá,
70 Tr/Tá, 260 Th/Tá, 1300 Đ/Úy, 1900 Tr/Úy, 2000 Th/Úy và 2300 Chuẩn Úy.
(Tư liệu của Bộ Chỉ huy Quân sự QN-DN cũ)
Ngay từ trưa 29 tháng 3, Lực lượng Hòa giải (?) Phật giáo đã hướng dẫn bộ
đội CSBV đến tiếp quản các trụ sở hành chánh và căn cứ quân sự của VNCH,
kêu gọi treo cờ Phật giáo. Đội 'An ninh Phật giáo' đi lùng bắt các nhân
viên an ninh, cảnh sát VNCH và đã bắn chết tại chỗ một số nạn nhân.
TĐ 9 TQLC, thuộc Lữ Đoàn 269, trú đóng tại Đại Lộc, Quảng Nam được lệnh
rút quân vào 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 để về Non Nước. Gần 11 giờ trưa,
ngày 29 đơn vị tiền phương của TĐ mới đến được Sông Hàn và quá trễ để được
di tản, đành tan hàng vào trưa 30 trên bãi biển An Hải.
Trong đêm 30, rạng 31 tháng 3 các chiến hạm HQ 7 và HQ 403 tuần tiễu trong
vùng Sơn Chà và Bãi Bắc, vớt được 45 TQLC, 8 thuộc SĐ3, 18 BĐQ.
- Tài liệu sử dụng và ghi chú:
Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa (Cao Văn Viên, bản dịch của Nguyễn
Kỳ Phong). Tập sách viết một cách tổng quát về một số dữ kiện khi QĐ I tan
hàng. Tác giả Trọng Đạt đã viện dẫn nhiều chi tiết để dùng trong bài Tuyến
Đầu Thất Thủ của ông.
Can Trường Trong Chiến Bại (Hồ Căn Kỳ Thoại): Đây là tập sách có thể được
xem như một tài liệu chính xác nhất về cuộc 'tan hàng' tại Vùng 1. Tướng
HQ Hồ văn Kỳ Thoại đã ghi lại rất nhiều chi tiết về những giờ phút cuối
cùng tại căn cứ Tiên Sa cùng các Tướng Chỉ huy khác của Quân Đoàn I. Những
chi tiết do Tướng Thoại cung cấp đã giải thích được nhiều'khúc mắc', và
giải đáp được một số 'câu hỏi' do các bài hồi ký khác đặt ra như Tướng
Thoại đã xác nhận là không có lệnh di tản SĐ 3 BB.
Các bài hồi ký của các chiến sĩ Hải Quân:
- Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ 802, Những ngày cuối trên biển Đông của Hạm
Trưởng Vũ Quốc Công: Bài hồi ký có những chi tiết rất chính xác trong việc
cứu vớt các toán KQ đi cùng Tướng Hinh, và việc đón Tướng Lân, Tướng Thoại
và các tùy tùng đi theo khi rời hầm chỉ huy tại căn cứ HQ Tiên Sa, các chi
tiết phù hợp với lời kể của Tướng Thoại.
- Đà Nẵng, Di Tản Buồn của Hạm Trưởng HQ 402 Nguyễn Thiện Lực (trong Đặc
San Đệ Nhứt Song Ngư Họp mặt 2000): Bài hồi ký có những chi tiết về việc
đón TQLC ở bãi biển Sơn Chà, kể cả việc Tướng Trưởng khi được đón lên
chiến hạm đã tu vài hớp Cognac do SQ tùy viên đưa cho ông.(?)
- Những Ngày Cuối Tháng Tư của Tâm U (cũng trong Đặc San trên) có một đoạn
(trang 212) ghi lại một số chi tiết kinh hoàng khi Chiến hạm HQ 402 đón
quân dân rút chạy: '… Ngày 28 tháng 3, dân chúng và quân nhân các đơn vị
BB và TQLC đông nghẹt trên bãi biển Tiên Sa, Đà Nẵng. Tàu được lệnh ủi bãi
để cứu. Tàu chưa vào tới bãi, dòng người đã túa ra, bơi lội lõm bõm chung
quanh tàu, giành giựt leo lên. Tàu vào sát hơn nữa, có thể đè chết một số
người dưới lườn tàu mà trên tàu không hay. Cửa ramp vừa mở, dân chúng và
binh lính bu đen đặc. Trên bãi một đoàn thiết giáp ầm ầm phóng xuống, cán
bừa lên những người không kịp tránh dạt ra. Hạm Trưởng phải dùng loa, cho
hay sẽ đón hết, trật tự mới tạm yên. Khi tàu đầy nhóc người từ trong lòng
tàu đến các ổ súng và khắp các ngỏ ngách, Hạm Trưởng ra lệnh đóng cửa ramp
và rút bãi. Nhiều người hốt hoảng bơi ra ngoài với hy vọng lên được tàu.
Máy lùi mà tàu không nhúc nhích. Hạm Trưởng lo sợ tàu mắc cạn, cho lệnh
tăng tốc độ máy tối đa. Nước cuồn cuộn sôi sục dưới sức quay của chân vịt,
cuốn cả những người đang bơi lội quanh tầu trong lúc tuyệt vọng. Máu loang
đỏ mặt nước. Súng nhỏ trên bờ bắn ào ào xuống tàu, khiến Hạm Trưởng ra
lệnh tầu quay gấp để hướng ra khơi. Nhiều người nữa bị chân vịt hút vào và
chém chết. Xác người nổi lềnh bềnh quanh thân tầu như rong biển.'
Tập Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải ấn hành, dành một
Chương về 'Cuộc Rút quân tại Đà Nẵng ' do Điệp Mỹ Linh viết (trang 503 đến
509). Bài viết có nhiều chi tiết về vai trò của Hải Quân trong cuộc rút
quân nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phối kiểm nhất là về ngày giờ của các
sự kiện như:
Tác giả viết: ' Thời gian này, hai đơn vị TQLC và Nhẩy Dù đang ở trên các
chiến hạm, sẵn sàng rời ĐN theo lệnh TT Thiệu. Không hiểu sự dằng co giữa
Tưóng Trưởng và TT Thiệu như thế nào nhưng 2 SĐ Dù và TQLC đã lên các
Dương vận Hạm HQ 504, 505 và 500 hai ngày rồi mà các chiến hạm vẫn chưa
được lệnh tách bến. Quá khuya ngày 29 tháng 3, một Đại Tá từ QĐ 1 xuống
chiến hạm, truyền lệnh TT cho Hạm Trưởng HQ 500 , HQ Trung Tá Lê Quang Lập
rời bến, tiếp theo là HQ 504 và 505 cũng được lệnh rời bãi Quân vận Đà
Nẵng' Sự kiện kể trên hoàn toàn do sự tưởng tượng của tác giả, vì SĐ Dù đã
rút khỏi Vùng I từ giữa tháng 3,1975 và cuộc rút TQLC của Vùng I diễn ra
trong 2 ngày 28 và 29 tháng 3.
Tác giả viết về cuộc bơi ra chiến hạm của Tường Trưởng như sau:
' 12 giờ 30 khuya 29 rạng 30 tháng 3 Hạm Trưởng HQ 404 HQ Trung Tá Nguyễn
Đại Nhân nhận được mật lệnh từ Sàigon: chỉ thị cho HQ 404, đúng 4 giờ sáng
30 tháng 3 , vào cách bờ 5 hải lý để đón Tướng Trưởng'. Tác giả cũng kể
thêm nhiều chi tiết như HQ 404 chờ nhận lệnh trực tiếp từ Bộ TTM trong khi
thả trôi chờ Tướng Trưởng. Các diễn tiến trên khác hẳn với những sự kiện
do Phó Đề Đốc Thoại ghi lại, và không phù hợp với các bài hồi ký khác. Đà
Nẵng thật sự thất thủ từ 11 giờ 30 trưa ngày 29 tháng 3 và theo Tướng
Thoại thì Tướng Trưởng và Tư Lệnh phó TQLC, Đ/Tá Trí đã bơi ra tàu vào 10
giờ 30 sáng 29 tháng 3, lên HQ 401 rồi sau đó mới chuyển sang HQ 404.
Tướng Thoại cũng không hề nói đến mật lệnh từ Sài Gòn. (?)
Các chi tiết về cuộc 'di tản hỗn loạn' của SĐ 1 KQ được ghi chép qua các
tài liệu như:
- Flying Dragons The South Vietnamese Air Force của Robert Mikesh, trang
143. Tác giả đã ghi lại lời kể của Tr/Úy Phạm Quang Khiêm về chuyến bay
C-130 từ Sàigòn ra Đà Nẵng đêm 27-28 tháng 3. Con số phi cơ bị bỏ lại được
ghi là 130 chiếc.
- Tập Quân Sử Không Quân VNCH, trang 193-194 ghi con số phi cơ bị mất lên
đến 180 chiếc.
Một Thời Để Nhớ (Song Chùy 213) Tháng 4-2009 trên website CanhThép. Tác
giả đã kể lại tình trạng hỗn loạn, không còn chỉ huy, khi phi trường bị
pháo kích vào đêm 28. Các phi công không hề nhận được lệnh di tản mà tự
quyết định. Song Chùy 213 cũng ghi lại tình trạng bi thảm khi phải tự kiếm
xăng để có thể tự thoát.
Chuyến bay cuối cùng của Trần Ngọc Toàn, trên website CanhThép cùng những
điện thư (e-mail) trao đổi giữa các cựu Ppi công của PĐ 247 Chinook ghi
lại những trường hợp hy sinh, tự sát của 2 phi hành đoàn khác nhau tại
vùng Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.
Phi Đoàn 427 Không Vận Chiến Thuật của Phạm văn Cần về các chuyến bay sau
cùng của một số phi cơ C-7 Caribou khiển dụng khi di tản khỏi Đà Nẵng. Tuy
nhiên trong bài Hồi ức Tháng Tư của Nguyễn Duy Ân, một phi công của PĐ 427
thì: ' Ba giờ sáng đạn pháo kích mới thưa rồi ngưng hẳn, quá mệt mỏi tôi
nằm chợp mắt trên chiếc bàn trước phi đoàn, chợt có người đánh thức tôi
dậy, giọng hốt hoảng 'Tr/t C. dọt rồi', tôi chưa kịp hỏi thì T/u T nói
'Ông lấy chiếc N bay mất rồi'. Tôi cau mày bối rối. Cả phi đoàn chỉ có hai
chiếc khả dụng, một chiếc về nằm ở Tân Sơn Nhất, còn chiếc này ưu tiên cho
tất cả nhân viên của PĐ trong giờ cấp bách, anh em nằm chịu trận pháo suốt
đêm, thế mà.' Phi công ND Ân sau đó cùng một số nhân viên cơ khí tìm cách
chữa cấp tốc một C-7 khác nhưng không thành công. Ông cũng thử một AC 47
của Biệt đội Hỏa Long, bỏ lại trong hangar nhưng cũng không xong nên đành
chạy sang Mỹ Khê bơi ra canô và được kéo lên để sau cùng lên được chiến
hạm HQ.
Những chi tiết quan trọng và đặc biệt về Tướng Khánh Sư Đoàn Trưởng SĐ 1
KQ trong những ngày Quân Đoàn 1 tan hang, lại do Tướng HQ Hồ văn Kỳ Thoại
ghi chép lại trong tập Can Trường Trong Chiến Bại. Tướng Thoại ghi lại,
trang 282-283:
' Về phần Không Quân: trong đêm 27 thì địch đã pháo kích lai rai vào phi
trường. Việc phòng thủ và chống pháo của căn cứ thì có Chỉ huy Trưởng căn
cứ lo. Các phi vụ oanh tạc lại do Trung tâm Hành quân của Quân Đoàn chỉ
thị thẳng xuống Trung tâm HQ của SĐKQ. Tự ông, Tướng Khánh không thể ra
lệnh tấn công các mục tiêu địch được. Các phi cơ vận tải thì đậu tại Sài
Gòn và do Bộ TTM cùng Bộ TL KQ điều động. Sáng 28, Tướng Khánh được lệnh
di tản các F-5 về Phù Cát. Các trực thăng thì được phân tán đi các doanh
trại để tránh thiệt hại có thể xẩy ra do pháo kích. Theo ĐTá Vượng, KĐ
Trưởng thì số phản lực A-37 khiển dụng còn đến ít nhất là 40 chiếc: Như
thế mà Quân Đoàn không có điều động một phi vụ oanh kích nào để giải tỏa
áp lực của địch. Có thể vì không có vị Tướng nào có mặt tại TTHQ Quân
Đoàn, chỉ còn sĩ quan tham mưu không có thẩm quyền ra quyết định?!
Khi Tướng Khánh rời phòng họp với các tướng lãnh khác, sáng ngày 28 và khi
ông về họp ban tham mưu của ông thì chỉ thị vẫn là tử thủ. Tướng Khánh chỉ
nghĩ là phi trường sẽ bị pháo kích nặng, có thể một số phi cơ sẽ bị thiệt
hại, nhưng không bao giờ ông nghĩ đến việc phải di tản toàn bộ SĐ 1 KQ, vì
việc bảo vệ phi trường đã có BB và Địa phương quân đảm trách. Cũng vì thế
khi Tướng Trưởng đến gặp ông tại Đài Kiểm Báo Sơn Chà và nghe Tướng Trưởng
ra lệnh rút hết và di tản khỏi phi trường: ai bay được thì bay, những
người còn lại chạy về Nam Ô sẽ có HQ rước. Tướng Khánh đã phải hỏi lại lần
thứ 2 vì quá bất ngờ: ' Xin Trung Tướng xác nhận lại, tất cả phải rời phi
trường, ai bay được thì bay, ai không có phi cơ thì đi bộ về phía bờ biển
Nam Ô, có phải vậy không?' Tướng Trưởng xác nhận là đúng như vậy. Tương
Khánh định dùng điện thoại báo về Bộ TLKQ Sàigòn nhưng nhân viên đài Kiểm
Báo đã phá hủy tổng đài, đành dùng hệ thông liên lạc nội bộ để gọi về Bộ
Tư Lệnh SĐ 1 KQ cho lệnh tự động di tản. (Lúc này đã quá trễ vi các phi
công đã tùy nghi di tản ngay trong đêm khi phi trường bị pháo kích- ghi
chú của Tác giả). Sau đó Tướng Khanh cùng Tướng Trưởng và tùy tùng bay
xuống căn cứ HQ đã trống, rồi xuống Bộ TL TQLC tại Non Nước. TQLC chỉ cho
mình Tướng Trưởng và Tướng Khánh vào bên trong Bộ TL. Sau đó Tướng Trưởng
quyết định ở lại với TQLC và cho Tướng Khánh cùng đoàn tùy tùng tùy nghi
di tản'.
-Đôi Dòng Ghi Nhớ của Phạm Bá Hoa. Tập sách ghi lại ở những trang 236-238,
lời kể lại của Đ/Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh phó SĐ TQLC (kể lại vào ngày
14 tháng 1 năm 1995) về những giờ phút chót của cuộc di tản Bộ Chỉ huy
TQLC và cuộc chạy ra tàu của Tướng Trưởng. Những lời kể lại này có một số
điểm mâu thuẫn và khó hiểu khi đối chiếu lại với một số tư liệu và hồi ký
khác như 'Tướng Lân đã rời SĐ và ra khơi lên chiến hạm của HQ từ chiều 28
tháng 3; trên thực tế Tường Lân vẫn ở lại căn cứ HQ Tiên Sa cùng Phó Đề
Đốc Thoại và chỉ được cứu thoát vào phút chót cùng Tướng Thoại! Đoạn viết
khi ông hỏi Tướng Trưởng lúc chiến hạm vào đón (6 giờ sáng 29 tháng 3):
Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm chờ tôi và họ
đang đón chúng tôi (?) Đối chiếu với những diễn biến do Phó Đề Đốc Thoại
ghi lại trong 'Can trường trong Chiến bại' thì lệnh di tản TQLC do chính
Tướng Trưởng quyết định và giao cho HQ thi hành (trang 241) Vị Tư Lệnh Phó
TQLC có lẽ đã không liên lạc với Tướng Lân Tư Lệnh của Ông (?) để cũng bị
bất ngờ khi được HQ vào di tản?
Các bài hồi ký của các chiến sĩ TQLC:
- 'Tháng Ba Buồn Hiu!' của Tiểu Cần (từ website nguoivietboston): Tiểu Cần
là bút danh của người sĩ quan mang máy vô tuyến riêng của Tướng Lân. Bài
ghi lại nhiều chi tiết diễn ra trong Hầm Chỉ Huy HQ ở Tiên Sa trong lúc bị
pháo kích và cuộc di tản của Tướng Lân cùng Tướng HQ Thoại, kể cả việc
Tướng Thoại phải dùng PRC 25 của TQLC để gọi tàu vào cứu! Mũ Xanh Tiểu Cần
ghi lại: 'Đi vòng dưới chân núi Sơn Chà chừng 2 tiếng thì chúng tôi ngồi
nghỉ. TL/HQ làm tín hiệu bằng đèn pin cho tàu vào rước, có lẽ đến hơn 30
phút sau mà cá lớn cá nhỏ vẫn lặn mất tiêu, không có tàu nào vào đón cả,
nên TL/HQ nhờ tôi liên lạc bằng TT. Trời đất? Một giới chức đứng đầu vùng
I duyên hải mà không có một âm thoại viên (ATV) hay hệ thống liên lạc TT
đi theo?
Cũng may là trưa nay, trong lúc rỗi rảnh chờ lệnh mới và qua nhiều năm
tháng trong nghề đã dạy tôi những kinh nghiệm và lanh lợi nên tôi xin được
tần số nội bộ của HQ nên bây giờ tôi vô tình lại kiêm nhiệm thêm vai trò
một ATV của TL/HQ nữa, một ATV, hai TL. Chuyện hi hữu như các tướng lãnh
họp hành quân mà không có Tướng KQ, như TL/HQ mà phải hành quân bộ trong
đêm bên bờ biển! Sau khi liên lạc được với HQ, họ gửi vào 2 tàu chiến loại
nhỏ và vì có nhiều đá ngầm và sóng biển nên tàu chỉ đậu cách xa bờ chừng
10m nên chúng tôi phải bơi ra tàu. Th/Tướng TL, Tr/Úy Hạnh và tôi ngồi
trên boong, cuối đuôi tàu, bộ quân phục ướt sũng, gió thổi mạnh. Tiểu Cần
cũng ghi thêm ' sự thật nó vậy mà. Điển hình là khi Phó Đề Đốc TL/HQ phải
nói rõ tên thì 'tầu trưởng' mới tin và cho tàu vào đón. Điển hình là sau
khi họp xong, tại sao Phó Đề Đốc không đi ra hướng cầu tàu ngay trong Bộ
TL/HQ mà phải đi bộ, mò mẫm trong đêm dưới chân núi Sơn Chà? Vì cầu thì
có, mà tàu thì không!’. Những sự kiện do Tiểu Cần ghi lại rất chính xác,
khi đối chiếu lại với bài viết của Hạm Trưởng HQ 802 (trong việc gửi tàu
nhỏ vào đón Tướng Thoại), và với những sự kiện do chính Tướng Thoại ghi
lại trong 'Can trường trong Chiến bại', kể cả việc Tướng Thoại đã gửi
chiến đỉnh riêng để đưa Lãnh sự Francis ra Soái hạm HQ 03 và không trở vào
được đã mang theo một trong 2 đặc lệnh truyền tin HQ, đặc lệnh thứ 2 do
Tr/Úy Ngọc, tùy viên giữ thì Tướng Thoại lại ra lệnh cho Tr/Úy Ngọc đi
theo TL Phó HQ ra tàu trước.
— 'Trận chiến sau cùng của T/Đ 9 TQLC' của Đoàn Văn Tịnh (Trưởng Ban 3 TĐ)
ghi lại cuộc rút quân từ Đại Lộc, Quảng Nam về điểm hẹn Đà Nẵng để được di
tản. Tuy TĐ 9 TQLC vẫn giữ được đội hình di chuyển và chạy theo sau TĐ còn
có thêm đoàn xe của Trung đoàn 56 BB/ thuộc SĐ3BB đóng tại Duy Xuyên (Đ/Tá
Trung Đoàn Trưởng cho biết đơn vị của ông bị bỏ rơi hoàn toàn: 'Cùng lúc
đó, một cánh quân hỗn loạn vừa BB vừa PB từ Duy Xuyên chạy xuống. ĐĐ 4
chận lại ngoài tuyến, ĐĐT chỉ huy đưa vào gặp tôi là một vị Đại Tá, Trung
Tá Khai Trung đoàn phó và một Th/Tá Tham Mưu. Tr/Tá Khai chào và hỏi:- anh
là đơn vị Trưởng?- Không tôi là Trưởng ban 3. Tôi là Tr/Tá Khai, Tr/Đ phó,
bây giờ các anh đi đâu, có thể cho chúng tôi đi tháp tùng được không? Tôi
nhìn các anh gật đầu. Ông Đại Tá Trung Đoàn Trưởng tỏ vẻ giận dữ: 'Xin lỗi
anh nghe. Đ. mẹ chúng nó bỏ hết chúng ta rồi.- Đ/Tá không nhận được lệnh
gì sao? -Xin lỗi Đ/Úy, lũ khốn nạn chẳng có lệnh lạc gì cả?'. Đoàn xe sau
nhiều trở ngại đã đến được điểm hẹn, nhưng quá trễ. 11 giờ trưa 29 cánh
quân đầu mới tới bờ sông Hàn. 12 giờ trưa vượt sông và đến được Chủng Viện
Sơn Trà để sau cùng tan hàng trong uất hận.
(Quyết định lui binh SĐ 3 chỉ được Tướng Trưởng ra lệnh cho Tướng Hinh vào
lúc 10 giờ 30 đêm ngày 28 tháng 3 trong buổi họp tại Hầm Chỉ Huy ở căn cứ
HQ Tiên Sa. Tướng Hinh hoàn toàn bất ngờ, xin Tướng Trưởng cho thời gian
chuẩn bị nhưng không còn nữa. Phó Đề Đốc Thoại ghi lại: Sau khi xin 72 giờ
để chuẩn bị, rồi xuống 48 và cả đến 24 giờ cũng không được. Ông Thoại nói
với Ông Hinh:' Th/Tướng hãy về sắp xếp công việc SĐ rồi cùng Bộ Tham Mưu
bay ra bãi Bắc lúc 4 giờ sáng ngày mai, tôi sẽ cho tàu vô đón Thiếu
Tướng'. Vị Tư Lệnh nhìn tôi sững sờ, biết là tình hình đã tuyệt vọng'. SĐ
3 BB được xem là bị bỏ rơi hoàn toàn. Tướng HQ nhiều lần xác nhận là không
có lệnh di tản SĐ 3. Bộ Tư Lệnh SĐ chỉ có 6 giờ để bỏ chạy cho kịp Tướng
Hinh tuy cố gắng nhưng chỉ liên lạc và đưa được gần 1000 binh sĩ tại Hòa
Cầm ra khỏi Đà Nẵng. Phần ông và một số tùy tùng đã được HQ 802 vớt trong
lúc kêu cứu tuyệt vọng từ bờ biển.
- Bài 'Trung Tướng Ngô Quang Trưởng' qua lời thuật của Nguyễn Tường Tam'
do Phiến Đan thực hiện, trích từ Nguoi-viet Online . Bài viết có đoạn ngắn
ghi lại lời kể của Đ/Úy Hòa, tùy viên của Tướng Trưởng về những phút cuối
cùng của Tướng Trưởng tại Đà Nẵng, kể cả việc phải dùng phao tự tạo để bơi
ra tàu.
Tình trạng hỗn loạn tại thành phố Đà Nẵng được ghi chép lại từ:
- 'Giờ Phút Hấp Hối Của Thành Phố Đà Nẵng: Cuối tháng 3-1975' của Phan Đức
Minh, Th/Tá Phó Công Tố Tòa Án Mặt Trận Vùng I Chiến Thuật.
-'30-04-1975: Máu Và Nước mắt' của Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, tập bút ký
đăng trên
hon-viet.co.uk . Tập bút ký mô tả
tình trạng hỗn loạn tại Đà Nẵng cùng với vai trò và hoạt động của Lực
lượng Hòa giải Phật giáo trong việc xúi giục dân chúng nổi dậy và những vụ
thanh toán tìm giết các phần tử quốc gia ngay từ trước khi cộng quân vào
Đà Nẵng. Tài liệu ghi rõ tên các nạn nhân và nơi bị giết hại.
Các tài liệu từ sách, báo Mỹ:
- 'Nước Mắt Trước Cơn Mưa' bản dịch của Nguyễn Bá Trạc từ 'Tears before
the Rain ' của Larry Engelmann; Tập sách đã dành 3 bài của 3 người Mỹ khác
nhau (trang 28 đến 46) viết về chuyến bay cuối cùng của chiếc Boeing 727
của Hãng World Airway đáp xuống phi trường Đà Nẵng vào trưa ngày 29-3 (lúc
Cộng quân đã tiến chiếm phi trường) với những chi tiết bi thảm như binh sĩ
bắn giết dân chúng để giành chỗ trên máy bay, máy bay gần hết xăng, không
đóng được cửa sau, xác chết kẹt trong phòng chứa bánh đáp, một bên cánh bị
toác vì lựu đạn và những nguy hiểm khi phi cơ hạ cánh. Tuy nhiên, theo
Wolf Lehmann, Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN (trang 72) thì đây là một chuyến
bay 'gây tai họa', tự ý cất cánh, không được chính quyền VN cho phép và
Tòa ĐS Hoa Kỳ cho rằng đây là một hành động vô trách nhiệm, bốc đồng của
Ed Daly gây ra nhiều phiền phức; tuy đưa được một số người ra khỏi Đà Nẵng
nhưng cũng đã giết chết nhiều người trên phi đạo.
- 55 Days The fall of South VietNam của Alan Dawson: Tập sách dành một số
trang (từ 161 đến 188) để viết về tình trạng thành phố Đà Nẵng trong những
ngày sau cùng. Một số chi tiết khá sống động về sự hoảng loạn trong thành
phố, tình trạng hầu như 'vô chính phủ' và câu chuyện của những người Mỹ có
vợ Việt bị kẹt lại cùng vai trò của Tổng Lãnh Sự Francis. Một số chi tiết
quân sự, có lẽ do nghe kể lại nên không chính xác như đoạn viết về một sĩ
quan tên Tâm, liên lạc bằng điện thoại về Sàigòn với cấp chỉ huy để xin tự
đào ngũ (?) trong khi liên lạc vô tuyến giữa Saigon và Đà Nang đã gián
đoạn, các liên lạc phải dùng hệ thống viễn liên của Hải Quân.
- New York Times, March 30, 1975: Bài viết của Ký giả Malcom Brown về Sự
'thất thủ' của Đà Nẵng và tan rã của QĐ I VNCH.
- The Fall of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and
Civilian Leaders do tổ hợp Rand xuất bản. Tập sách tổng hợp nhiều ý kiến
rất đa dạng, nhiều lời giải thích về trường hợp Đà Nẵng tan hàng (trang
218-228), ghi lại một số 'lời kể' của các giới chức 'có thẩm quyền' như
của Tướng Trưởng, Tướng Hinh. Tác giả Nguyễn Đức Phương đã dùng một số chi
tiết của tập sách này để viết trong chương ‘Cuộc Lui Binh Của Quân Đoàn’ 1
trong tập ‘Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập’ (tác giả đã dùng những lời kể
lại của Đ/Tá Nguyễn Thành Trí với Đ/Tá Phạm Bá Hoa trong ‘Đôi dòng ghi
nhớ’ nên không chính xác về trường hợp di tản của Tướng Lân).
- The Twenty-Five year Century (Lam Quang Thi), tập sách viết bằng Anh
Ngữ. Tập sách có một số chi tiết về buổi họp tại Hầm Chỉ Huy Tiên Sa, ghi
lại chuyến bay trực thăng của Tướng Thi ra hạm đội trong đêm, để lập một
bộ chỉ huy nhẹ lo việc di tản SĐ TQLC (?)
Trần Lý
-------------------------------------------------
2
3
những thằng Việt cộng
4
5
6
hang, lỗ chổ ẩn núp của việt cộng
Thổ phỉ Việt cộng từ hang pắc bó từ lỗ củ chi phá hoại giết chóc miền nam,và người miền nam.
7
Thằng Việt cộng
8
con việt cộng
9
họ hàng việt cộng
Việt cộng dụ dỗ các em dưới tuổi vị thành niên (từ 12 tới 15) vào đảng
10
Việt Minh thường đưa người ra dụ dỗ các em ở khoảng tuổi 15 hoặc 16 gia nhập đảng, ở tuổi ăn chưa no lo chưa tới cộng thêm những lôi thôi trong gia đình, họ sẵn sàng "nhập đảng" và thoát ly gia đình ở tuổi 16 tới 17 bẻ gãy sừng trâu.
Khi bị bắt (Tên Là Tạ Ngọc Phách) thì được đảng bảo kê từ cho hoạt động trong đảng (đổi tên là Trần Độ". Bước đầu làm cận vệ cho ông Trường Chinh sau được dạy viết văn loại "tuyên giáo" sau nữa đi hoạt động "văn hóa/tuyên vận" được lên chức cao, biệt đãi và đưa vào nam để thành "tướng cướp" đổi thêm tên là "Chín Vinh" và viết bài trong báo Bộ Đội tuyên giáo đảng với tên là "Cửu Long" của đảng cướp cộng sản.
11
du kích
12
----------------------
13
máy bay
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Major Buang Ly landing his Cessna O-1 “Bird Dog.
26
27
Thanh Nữ Cộng Hòa 1961. Photo by Howard Sochurek. Republican Women, Vietnam, Photograph by Howard Sochurek. Vietnam History, Vietnam War Photos.
28
29
30
31
32
33
34
ĐTT= NGƯỜI NỮ QUÂN NHÂN VNC
https://youtu.be/77ow7zqtZnk
35
36
37
38
39
thủy thủ
40
https://trankimbang.files.wordpress.com/2018/04/1.jpg
41
http://nguyentin.tripod.com/dt_ngotannghia.jpg
Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa - ARVN
-----------------------------------------------
Việt Nam Cộng Hòa là nạn nhân của những cơ quan truyền thông cánh tả.
Câu Chuyện của Tướng Loan.
17:12 Chuyện của Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Thỏa thuận với độc tài, con đường bế tắc không lối thoát
HOUSTON NHẬT KÝ P2 11/12/2020:
https://youtu.be/rn6oDYXW9HU
Câu Chuyện của Tướng Loan.
Tướng Loan xử tử tên chỉ huy khủng bố Việt cộng. Tên này là thượng úy đặc công Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp, trong khi chiếm trại thiết giáp Phù Đổng, ở Gò Vấp, Gia Định.
Y và [đồng bọn] đã man rợ giết tất cả mọi người trong trại này mà đa số là phụ nữ và trẻ em.
Trong số mà Y và đồng bọn giết, có cả nhà Trung Tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn, gồm hai vợ chồng và 6 đứa con thơ, chỉ có một bé trai 9 tuổi, em tên Nguyễn Từ Huấn, em may mắn thoát chết vì chỉ bị thương, và hiện nay là Hải Quân Phó Đề Đốc của Hải Quân Hoa Kỳ (Tương đương với tướng 1 sao - Chuẩn Tướng bên Lục Quân)…
Điều này cho thấy Việt cộng trong Tết Mậu Thân, hể chúng chiếm đóng ở đâu thì sẽ có thảm sát ở đó, vì là chúng có chủ đích, có chỉ thị.
42
43
Thiếu tá Huấn (thứ hai, phải sang) trong những ngày làm việc tại Iraq.
44
xe tăng
45
................................................
Cố Đại Tá Chỉ huy trưởng Trường Thiết Giáp VNCH Nguyễn Tuấn, việc gia nhập quân đội để báo hiếu cho cha ông - như một cách để làm mẹ ông mỉm cười nơi chín suối, như một cách để “trả lời” cho một cuộc chiến tàn khốc từng làm điêu linh dân tộc mà toàn bộ gia đình ông là nạn nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/pho-d...n/5100056.html
46
thiết giáp
https://anhxua.net/album/hoa-son-tuong-quan-ly-long-tuong-danh-bai-quan-mong-that-o-xu-cao-ly.html
47
48
Vietnamese testimonials have linked the image to Bảy Lốp’s murder of Colonel Tuấn and his family. The other picture shows a shocked ARVN officer carrying the murdered body of his daughter with a caption that refers to the execution of Colonel Tuấn and his family.
Tấm hình đầu tiên chụp quân lính QĐVNCH đứng bên cạnh những xác chết của một trung tá miền Nam Việt Nam bị chặt đầu, cùng vợ và sáu đứa con bị giết chết của ông. Mặc dù tấm hình không nêu đích danh người trung tá, nhiều người Việt đã chứng thực và liên hệ tấm hình này với cuộc ám sát trung tá Tuấn và gia đình ông do Bảy Lốp thực hiện. Tấm hình thứ hai chụp một sĩ quan QĐVNCH ôm xác đứa con gái mới bị giết hại với lời chú thích nhắc đến vụ ám sát trung tá Tuấn và gia đình.
49
50
51
Saigon 1968 - Đám tang gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn
Photo by manhhai on flickr (cc) · · · Những người dự lễ an táng xếp hàng dọc theo huyệt mộ của Trung tá Quân đội Nam Việt Nam Nguyễn Tuấn cùng với vợ và năm người con của ông tại nghĩa trang Mạc Định Chi ở Sài Gòn ngày 6-2-1968. Trung tá Tuấn, Chỉ huy trưởng trường Thiết giáp Thủ Đức ở Sài Gòn, đã bị Việt Cộng chặt đầu hôm 31 tháng 1 khi ông từ chối hỗ trợ trong cuộc tấn công của họ. Vợ và các con của ông đã bị giết khi cộng sản nổ súng và ném lựu đạn vào hầm tránh bom nơi bà và các con đang ẩn núp. Một người con trai đã sống sót. Mourners line the grave site of South Vietnamese Army Lt. Col. Nguyen Tuan, his wife, and five children in Saigon’s Mac Dinh Chi cemetery on Feb. 6, 1968. Lt. Col. Tuan, Commander of the Thu Doc armored school in Saigon, was beheaded by the Viet Cong on January 31 when he refused to support them in their attack. His wife and children were killed when the communists fired and grenaded the bomb shelter in which they were hiding. One son survived. (AP Photo/Le Ngoc Cung)
www.apimages.com/metadata/Index/Watchf-AP-I-VNM-APHS30826...
****************************************
Nạn nhân thảm sát Mậu Thân trở thành Tướng Hải quân Hoa Kỳ Hòa Ái, RFA 2019-07-05 www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-victim-in-tet-offensi... ALBUM Gen. Nguyen Ngoc Loan
www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157632602043161
http://nguyentin.tripod.com/dt_nguyentuan.htm
52
Đứa bé mồ côi trong một gia đình bị Đứa bé mồ côi trong một gia đình bị Việt cộng tàn sát vào Tết Mậu Thân 1968, nay trở thành Phó Đề đốc Hải Quân Hoa kỳ
https://nvngaynay.com/nguoi-viet-bon-phuong/dua-be-mo-coi-trong-mot-gia-dinh-bi-viet-cong-tan-sat-vao-tet-mau-than-1968-sap-tro-thanh-pho-de-doc-hai-quan-hoa-ky/
53
*
**
Tân Phó Đề Đốc Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn phát biểu tại lễ thăng cấp hôm 10/10/2019 ở thủ đô Washington rằng ông rất hân hạnh phục vụ quốc gia Hoa Kỳ và đồng thời trong dịp này đơn vị của ông nhắc lại tội ác của Cộng sản Việt Nam đã gây tang thương cho gia đình ông hơn 50 năm về trước. Phó Đô Đốc Thomas Moore (phải) trao quyết định thăng quân hàm Phó Đề Đốc cho Đại tá Nguyễn Từ Huấn. Photo US Navy.
54
==========================
Nha Kỹ Thuật Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
(tiếng Anh: Strategic Technical Directorate - STD) là Cơ Quan tình báo chiến lược của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, đặc trách tổ chức, hoạt động biệt kích thu thập tin tức tình báo, phản tình báo chiến lược chống lại cộng sản bắc Việt và du kích Việt cộng miền Nam.
Lược Sử:
Tiền thân của Nha Kỹ thuật là Sở Khai thác Địa hình (Topographic Exploitation Service) do Đại tá Lê Quang Tung chỉ huy. Sau cuộc Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa 1963, Sở Khai thác Địa hình bị giải tán. Các phòng ban được giải thể hoặc phân vào các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. Riêng các đơn vị tác chiến được tập hợp để hình thành một Đơn vị độc lập với Bộ chỉ huy riêng.
Nha Kỹ thuật thành lập tháng 12 tháng 2 1965, giải tán vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 theo khẩu lệnh của Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng.
Tổ Chức:
Nha Kỹ Thuật ngang cấp Sư đoàn bao gồm:
- Sở Công tác đóng tại Sơn Trà, Ðà Nẵng. Sở có các Đoàn 11, 72 đóng tại Ðà nẵng, Đoàn 75 đóng trên Pleiku (Quân khu II) và Đoàn 68 tại Sài Gòn (Biệt khu Thủ đô). Các toán trong Đoàn công tác có nhiệm vụ xâm nhập bằng hàng không hay đường bộ vào lòng đối phương tại Bắc Việt hay biên giới Lào, Campuchia hoặc Thái Lan. Chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở Công tác là Đại tá Ngô Thế Linh, nguyên là Phó Giám đốc Nha Kỹ thuật. Các chỉ huy kế tiếp là các Đại tá Nguyễn Văn Hai và Ngô xuân Nghị.
- Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi hổ) đóng tại Sài gòn. Sở có các Chiến đoàn 1 tại Ðà Nẵng, Chiến đoàn 2 trên Kon Tum và Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột. Các toán thuộc Sở Liên lạc có nhiệm vụ xâm nhập vào hậu tuyến đối phương từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau.
- Sở Phòng vệ Duyên hải (Coastal Security Service) đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm Lực lượng Hải tuần và Lực lượng Biệt Hải. Lực lượng Hải tuần có nhiệm vụ chính là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên, thả và vớt các toán Biệt hải, các chiến đĩnh thuộc Lực lượng Hải tuần. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tàu bè, chiến tranh tâm lý v.v. Lực lượng Biệt hải có nhiệm vụ dùng người nhái xâm nhập Bắc Việt.
- Sở Tâm lý chiến đóng tại số 7 đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Sở có nhiệm vụ tổ chức và điều hành Đài Tiếng nói Tự do và Đài Gươm Thiêng Ái Quốc.
- Sở Không yểm đóng tại Sài Gòn thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa có nhiệm vụ phối trí với các Phi đoàn trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và rút các toán hoạt động trong lòng đối phương.
- Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng đóng tại Long Thành, Biên Hoà huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, các phương pháp xâm nhập vào đất đối phương, hoạt động nơi hậu phương đối phương, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lý v.v...
Chỉ Huy Trưởng Qua Các Thời Kỳ:
1 - Đại tá Lê Quang Tung ngày 4/1963-11/1963 Thời kỳ Nha Kỹ thuật còn mang tên Sở Khai thác Địa hình.
2 - Trung tướng Lê Văn Nghiêm ngày 11/1963-2/1964 Kiêm Tư lệnh Binh chủng Nhảy Dù, tạm thay thế Đại tá Cao Văn Viên một tuần lễ.
3 - Đại tá Trần Văn Hổ ngày 2/1964-6/1968.Năm 1955, Thiếu tá Hổ được chỉ định chức vụ Phụ tá Không quân bên cạnh Tổng tham mưu trưởng. Ông được xem là vị Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Không quân. Đến năm 1957, ông được lệnh bàn giao chức vụ này lại cho Trung tá Nguyễn Xuân Vinh (Bút danh: Toàn Phong).
4 - Niên Trưởng Đoàn Văn Nu ngày 6/1968-4/1975
Sử Nha Kỹ Thuật
NHA KỸ-THUẬT
BỘ TỔNG THAM MƯU
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Mục đính của người viết bài này không ngoài hoài bão cung cấp cho các cựu quân nhân và cựu nhân viên dân chính đã từng phục vụ trong các đơn vị trực thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM / QLVNCH hiện định cư tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia khác trên Thế giới Tự Do, một sự hiểu biết tổng quát về sự tổ chức cũng như những hoạt động đặc biệt của đơn vị này.
Vì tính cách đặc biệt về tổ chức và nhiệm vụ của Kỹ Thuật / BTTM, ngay chính những quân nhân phục vụ tại một đơn vị của Nha Kỹ Thuật / BTTM cũng không hiểu rõ về đơn vị này. Do đó, nếu có sự hiểu lầm hay một sự hiểu biết thiếu chính xác của một số đơn vị bạn cũng không phải là một điều ngạc nhiên.
Danh hiệu Nha Kỹ Thuật / BTTM chỉ là một danh hiệu ” vỏ bọc ” để bảo vệ những hoạt động thực sự đối với Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Nha Kỹ Thuật / BTTM chính thức là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, ngang hàng với cấp Sư đoàn Tổng Trừ bị do một cấp Thiếu Tướng làm Tư lệnh.
Nha Kỹ thuật / BTTM trải qua rất nhiều lần cải danh và thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ, tùy theo sự biến chuyển về tình hình chính trị quốc nội cũng như tình hình quân sự trên chiến trường.
Trước khi đi sâu vào vấn đề này, kẻ viết bài này xin mạn phép trình bày sơ lược về cá nhân và sự liên hệ đối với Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1961 cho đến ngày chính Thức giải tán đơn vị này vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 do khẩu lệnh của Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng / QLVNCH, trước khi Đại tướng từ chức vụ Tham Mưu trưởng.
Vào cuối năm 1960, trong khi phục vụ tại một đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ Binh đồn trú tại Quảng Trị, tôi đã được lệnh cấp tốc trình diện Phủ Tổng Thống. Thật là một ngạc nhiên to lớn đối với một cấp úy nhỏ như tôi. Sau khi được đơn vị trưởng cấp sự vụ lệnh, tôi được một vị đại diện Phủ Tổng Thống từ Huế ra đón và đưa thẳng về Đà nẵng. Tại đây, tôi lại được một đơn vị khác tiếp xúc, bắt tôi thay thường phục và đưa ra phi trường đáp phi cơ Air Việt Nam về Saigon. Tại Phi trường Tân sơn nhất, tôi lại được một đơn vị khác đón và đưa về một căn nhà tại khu Tân Định, nằm trong một ngõ hẹp. Dù tôi có ý gợi chuyện trong lúc đi đường, các vị này đều có vẻ huyền bí và rất ít nói chuyện. Tại căn nhà này, tôi lại càng ngạc nhiên hơn vì lần đầu tiên tôi được gặp và giới thiệu với một số nhân viên Hoa Kỳ. Tôi không biết các vị này cả Việt lẫn Mỹ, thuộc đơn vị hay cơ quan nào. Tôi cũng chưa biết vị chỉ huy tôi là ai, quân nhân hay dân sự. Một nhân viên Hoa kỳ có vẻ ngạc nhiên về khả năng Anh văn của tôi. Tôi cho ông ta biết là tôi đã tốt nghiệp khóa 6 tháng thông dịch viên Anh ngữ tại Hội Việt Mỹ vào đầu năm 1958.
Tôi muồn nhắc đền sự việc này vì nhờ sự hiểu biết về anh văn mà tôi được giữ những chức vụ có liên quan đến việc tiếp xúc với cơ quan Tình báo Hoa Kỳ sau này. Vì nhân viên Hoa Kỳ này cho tôi biết là ngày hôm sau tôi sẽ được tham dự khóa “Tình báo đặc biệt” do các nhân viên tình báo Hoa kỳ đảm trách hướng dẫn. Người Mỹ gọi là khóa “Clandestine Operation” được huấn luyện cho các nhân viên điệp báo hoạt động tại hậu tuyến địch. Nói tóm lại đây là khóa huấn luyện gián điệp. Tôi có hỏi sau khóa này tôi sẽ làm gì nhưng không ai xác định gì cả. Họ chỉ cho biết là sau khóa huấn luyện tôi sẽ trở thành một “Case Officer” hay là “Trưởng công tác “. Tên tôi được biến thành Emile, cũng như các học viên khác Leon, Antoinne, Charles .v.v.. . Thật ra các tên tây phương này được đặt ra để giúp cho người Mỹ dễ nhớ trong khi huấn luyện cũng như khi hợp tác làm việc sau này. Ngoài các tên này, chúng tôi được gọi bằng những bí danh khác với mục đích bảo vệ lý lịch, đề phòng đối phương theo dõi trong thởi gian liên hệ với công tác tình báo. Đây chỉ là một trong những nguyên tắc căn bản của ngành điệp báo.
Sau khóa học kéo dài 4 tuần lễ, tôi được các vị huấn luyện viên Hoa Kỳ khen thưởng về sự cố gắng và thông suốt các nguyên tắc của ngành tình báo. Sau đó, tôi được trình diện đầu tiên với vị chĩ huy trực tiếp của tôi là vị Trưởng phòng 45 của Sở Khai thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống.
Tôi rất mừng rỡ vỉ vị chỉ huy trực tiếp của tôi là Đại Úy BÌNH tức là Đại Úy Ngô Thế Linh mà tôi đã làm dưới quyền tại Phòng III / Quân đoàn I tại Đà Nẵng vào đầu năm 1958. Sự nghiệp quân sự của tôi, giai đoạn có ý nghĩa nhất là bắt đầu khóa học tình báo đặc biệt này cho đến ngày cuối cùng của QLVNCH vào cuối tháng 4 năm 1975. Với hơn 14 năm được phục vụ tại một đơn vị đặc biệt, giữ những chức vụ tuy nhỏ nhoi nhưng được gần gũi với các cấp chỉ huy cao cấp và được sự tin tưởng của các vị này, cũng như các vị cố vấn Hoa Kỳ cao cấp, tôi đã theo dõi và chứng kiến các hoạt động của Nha Kỹ Thuật / BTTM, sự cải danh của nó, từ vị trí của một Phòng sở nhỏ trở thành một đại đơn vị có tầm mức chiến lược quan trọng.
Sự bành trường và lớn mạnh của Nha Kỹ Thuật / BTTM đều tùy thuộc và ảnh hưởng bởi các biến chuyển của tình hình chiến sự quốc nội, tình hình chính trị trên thế giới, đường lối chỉ đạo của Hoa Kỳ đối với chiến cuộc tại Việt Nam và cuối cùng là khả năng hoạt động của các đơn vị thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM.
Những tài liệu trình bày sau đây đều dựa theo trí nhớ của tôi. Do đó, về thời gian và không gian có thể có một vài sự sai lầm nhỏ hoặc một chút thiếu sót. Tôi nghĩ rằng dù nếu có một vài sự thiếu sót, ý nghĩa và mục đích của bài này sẽ không sai lạc và các điểm chính yếu tôi muốn nêu ra vẫn được bảo đảm.
Sở Khai thác Địa hình trực thuộc Phủ Tổng Thống, lúc bấy giờ do Cố Đại Tá Lê Quang Tung là Chỉ huy trưởng. Đơn vị này được giao phó rất nhiều công tác tình báo quan trọng, về quốc nội cũng như quốc ngoại, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong các cơ cấu tình báo, Phòng 45 hay Phòng E được đặc trách hoạt động thu thập tin tức tình báo tại miền Bắc vĩ tuyến 17, với các hệ thống điệp báo nằm vùng xâm nhập từ Miền NAM hoặc từ Đệ Tam Quốc gia bạn. Tại nội bộ đơn vị, Sở Khai thác Địa Hình cũng được gọi là KHIÊM QUANG, mỗi chữ biểu hiệu cho một Phòng của đơn vị. Phòng E sau này còn được gọi là SB, viết tắt cho Sở Bắc. Kể từ năm 1960 trở đi, hoạt động điệp báo tại miền Bắc được đặc biệt chú trọng vì nhu cầu tin tức chiến lược nhằm ước tính khả năng của Cộng Sản, hầu ngăn chặn mưu đồ xâm lược của miền Bắc.
Để yểm trợ tài chính và kỹ thuật cho các công tác đặc biệt này, cơ quan Combined Studies thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon được giao phó phối hợp và đảm trách. Công tác tình báo và các hoạt động đặc biệt nhằm đối tượng Cộng Sản đều do cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ cố vấn và tài trợ vì vấn đề kỹ thuật phức tạp và phí tổn to lớn. Cơ quan Combined Studies cung cấp chuyên viên, tin tức tình báo căn bản, các tài liệu và vật dụng cần thiết, cũng như nhu cầu tài chính để hoàn thành công tác.
Vì bài này chỉ giới hạn về tổ chức và nhiệm vụ tổng quát của Nha Kỹ Thuật / BTTM và các tổ chức tiền thân, nên tôi sẽ không đề cập đến chi tiết các hoạt động, cách tổ chức các Toán công tác cũng như thành quả của các Toán này. Tôi mong rằng sẽ có cơ hội trình bày trong những bài kế tiếp.
Vào đầu năm 1963, Sở Khai thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, với hai đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên đoàn 77 và Liên đoàn 31. Đại Tá Lê Quang Tung cũng là vị Tư lệnh đầu tiên của đơn vị này. Sở Bắc vẫn tiếp tục hoạt động và duy trì sự phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Tư Lệnh LLDB mới thành lập. Sau cuộc chính biến và Cách mạng 1963 và Đại tá Lê quang Tung bị sát hại. Và LLĐB được chỉ huy bởi một số các vị Tướng lãnh và sau đó dời về Nha Trang. Cũng trong thời gian này, Sở Bắc cũng được cải danh là Sở Khai Thác / BTTM và tiếp tục duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt. Vị Chĩ huy trưởng và Giám đốc đầu tiên của đơn vị này là Đại Tá Trần văn Hổ. Ngoài việc đảm trách công tác văn phòng, liên lạc phối hợp với ban Cố Vấn Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục tổ chức các Toán với tư cách Sĩ quan Trưởng Công tác. Một thời gian sau, Đại Tá Hổ chỉ định tôi làm Chánh Văn phòng. Song song với sự cải tổ về phía Việt Nam, Bộ Tư lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam MACV thay thế cho cơ quan Cố vấn Hoa Kỳ MAAG, cũng được thành lập. MACV – SOG là viết tắt của MACV – Studies and Observations Group, nhưng chính danh là Special Operation Group, được chỉ định Cố vấn và yểm trợ cho các công tác đặc biệt.
Ngoài các Toán Tình báo dài hạn xâm nhập Miền Bắc bằng Không vận hay Hải Vận và công tác Biệt Hải tập kích đánh phá các mục tiêu thuộc miền Bắc duyên hải. Sở Khai thác lại được lệnh tổ chức các Toán thám sát ngắn hạn hoạt động tại vùng biên giới Lào Việt nằm phía Bắc vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyền 20. Các Toán này được gọi là các Toán Strata, viết tắt tiếng Mỹ là Short Term Reconnaisance and Target Acquisition teams. Hai đoàn công tác chính yếu của công tác Không vận lúc bấy giờ là Đoàn 68 đảm trách các công tác dài hạn vá các công tác đặc biệt khác Đoàn 11 phụ trách các công tác ngắn hạn.
Cũng trong thời gian này, vì nhu cầu khẩn cấp của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát đặc biệt mệnh danh là Shinning Brass tại căn cứ huấn luyện Long Thành, sau này gọi là Trung tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Liên lạc / BTTM cũng được thành lập trong thời gian này để đảm trách các công tác ngoại biên Việt-Miên và Việt-Lào. Các Toán này mang danh Lôi Hổ có nhiệm vụ thám sát, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, cùng công tác chỉ điểm mục tiêu cho các phi vụ không kích hoặc đánh phá xử dụng các lực lượng khai thác (Exploitation Forces ). Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại Tá Hồ Tiêu, trước phục vụ tại Sư đoàn Nhảy Dù. Sau đó Sở Liên Lạc được tiếp tục chỉ huy bởi các vị chỉ huy trưởng thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Các cuộc hành quân thám sát biên giới phát triển mạnh mẽ vào các năm 1966 – 1972, đặc biệt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Liêu quang Nghĩa. Các vị chỉ trưởng sau này là Đại tá Nguyễn văn Minh và Đại Tá Nguyễn Minh Tiến.
Sở Liên Lạc (Biệt Kích Lôi Hổ) gồm có một Bộ Chỉ Huy đồn trú tại Saigon và 3 Chiến đoàn đồn trú tại Saigon và 3 Chiến đoàn đồn trú tại các Khu vực khác nhau, thích hợp với khu vực mục tiêu hoạt động:
• Chiến đoàn I đồn trú tại Đà Nẵng
• Chiến đoàn II đồn trú tại Kontum
• Chiến đoàn II đồn trú tại Ban mê Thuột.
Song song với các chiến đoàn này, MACV-SOG cũng có những cơ sở hành quân riêng rẽ đồn trú chung cùng doanh trại với các chiến đoàn. Kế hoạch hành quân được phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ chỉ huy Hoa Kỳ và Việt Nam liên hệ. Mỗi Chiến đoàn có nhiều Liên toán và mỗi Liên toán gồm có nhiều Toán. Các Toán này được tổ chức huấn luyện và hành quân theo Kỹ thuật của Lực Lượng Đặc biệt. Sự khác biệt là các Toán của Sở Liên lạc có nhiệm vụ hoạt động ngoài biên giới lãnh thổ và ngay trong lòng địch.
Khoảng năm 1965-1966, Sở Khai Thác / BTTM lại được đổi danh là Sở Kỹ thuật và sau đó không bao lâu, Sở này được nâng lên Nha Kỹ Thuật / BTTM, chỉ huy bởi một vị Giám đốc, cho phù hợp với tổ chức mới. Lúc bấy giờ Nha Kỹ thuật gồm có các đơn vị hoạt động trọng yếu như sau:
• Sở Liên Lạc
• Đoàn 11 và Đoàn 68 ( Sở Công tác được thành lập sau này )
• Sở Không Yểm
• Sở Phòng Vệ Duyên Hải
• Trung Tâm Huấn luyện Quyết Thắng
• Sở Tâm Lý Chiến (tuy là một Sở của Bộ Chỉ huy nhưng Sở này có tầm hoạt động rộng lớn và quan trọng).
• Sở Công tác sau này được thành lập với hai Đoàn Công tác 11 và 68. Sau khi Lực lượng Đặc biệt giải tán, Nha Kỹ thuật được tăng cường sĩ quan cán bộ cũng như nhân viên Toán hành quân. Các Đoàn kế tiếp được thành lập là Đoàn 71, 72 và Đoàn 75. Thời gian đầu tiên, Bộ Chỉ huy Sở đồn trú tại Nha Trang sau đó dời ra Đà Nẳng. Các Đoàn 11, 71 và 7 đồn trú tại Đà Nẳng
Các đoàn 11, 71 và 72 đồn trú tại Đà Nẳng, Đoàn 75 tại Ban Mê Thuột. Đoàn 68 vẫn tiếp tục duy trì tại Saigon, gần Bộ Chỉ huy Nha.
Đoàn 68 được giao phó tổ chức và hướng dẫn các Toán Tình báo dài hạn tại Miền Bắc. Các Toán được xâm nhập bằng Trực thăng vận từ lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia hoặc Nhảy Dù vào khu vực mục tiêu tại Miền Bắc. Một số Toán hoạt động tại vùng duyên hải Đông Bắc được đặt kế hoạch xâm nhập bằng hải vận. Nhiệm vụ chính yếu của các Toán này là thiết lập căn cứ hoạt động, quan sát và thám sát các mục tiêu, báo cáo về Trung Ương để nhận chỉ thị hoạt động. Các khu vực mục tiêu trọng yếu nằm dọc theo biên giới Hoa Việt, khu vực Đông Bắc Cao Bắc Lạng, khu vực Tây Bắc, sơn La, Lai Châu, khu vực Bắc vĩ tuyến Thanh Nghệ Tĩnh Bình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là quan sát và báo cáo mọi chuyển quân của Bắc Việt trên các trục giao thông qua biên giới và xuống miền Nam. Các hoạt động trên bắt đầu giảm sút kể từ năm 1968.
Các Toán thám sát ngắn hạn thuộc Đoàn 11 lại được gia tăng và chú trọng hơn trong khi lực lượng chính quy Bắc Việt ồ ạt xâm nhập miền Nam qua các hành lang biên giới. Tuy vậy Đoàn 68 vẫn tiếp tục đảm trách các công tác đặc biệt khác, nhằm đánh lừa địch qua việc sử dụng các Hồi chánh viên cũng như tù binh chính quy, phối hợp với sở Tâm lý chiến.
Kể từ 1972 trở về sau, địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM được thu hẹp lại cho thích hợp với nhu cầu chiến trường. Do đó, các Đoàn và Chiến đoàn công tác đều được tăng phái cho các Quân đoàn và thực hiện những cuộc hành quân thám sát nội biên sau hậu tuyến địch, nhằm mục đích cung cấp cho Quân đoàn những tin tức xác thực để khai thác.
Vị Chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở Công Tác là Đại Tá Ngô thế Linh, nguyên là Phó Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM. Các vị chỉ huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn văn Hai và Đại Tá Ngô xuân Nghị trước phục vụ tại Sư đoàn Nhảy Dù.
Để yểm trợ cho các Toán hành quân Không vận của Sở Liên lạc và sở Công Tác. Sở Không Yểm có nhiệm vụ liên lạc với Bộ Tư lệnh Không quân, đáp ứng nhu cầu hành quân của Nha Kỹ thuật. Các nhu cầu này gồm phương tiện trực thăng xâm nhập và triệt xuất, các phi vụ thả toán xử dụng phi cơ từ C.47 đến C.123 và C. 130 do phi hành đoàn KQVN thực hiện. Các phi vụ quan sát bằn L.19 hay L.20, các phi vụ bảo trợ thả toán Skyraiders hay F.5. Các đơn vị Không quân này không trực thuộc Nha Kỹ Thuật nhưng các phi vụ đặc biệt này đều được ưu tiên thực hiện theo nhu cầu. Đặc biệt Phi Ðoàn trực thăng 219 được thường xuyên tăng phái cho Nha Kỹ Thuật / BTTM. Đơn vị này đồn trú tại Nha Trang, Những phi vụ tối ư đặc biệt và ngoài khả năng của KQVN đều do Không quân Hoa kỳ đảm trách, xuất phát từ các căn cứ trên lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia.
Trước năm 1964, một số phi vụ thả toán vào lãnh thổ Bắc Việt được thực hiện với các phi hành đoàn ngoại quốc do cơ quan tình báo Hoa Kỳ đảm trách và hoạch định qua hãng Air America tại Saigon. Sĩ quan liên lạc Không quân và cũng là Chỉ huy trưởng Sở Không Yểm từ năm 1961 cho đến tháng Tư năm 1975 là Đại Tá Dư Quốc Lương.
Nói về các hoạt động đặc biệt của Nha Kỹ Thuật mà không đề cập đến các công tác hải vận của đơn vị này là một thiếu sót đáng kể. Công tác Hải vận và Biệt Hải của Nha Kỹ Thuật / BTTM được giao phó cho Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Tiền thân của Sở này là căn cứ ” Pacific “, trong hệ thống tổ chức của Phòng 45 thuộc Sở Khai thác Địa Hình. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động Khoảng cuối năm 1964 và đầu 1965. Trước đó phương tiện xâm nhập các nhân viên điệp báo và các Toán tại các vùng Duyên hải Bắc Việt đều xử dụng các thuyền máy đánh cá, sửa chữa lại theo kiểu thuyền miền Bắc. Các thuyền này được đưa về Đà Nẳng để huấn luyện và thực tập về công tác xâm nhập cùng với nhân viên hay Toán hoạt động.
Sau này vì khả năng có giới hạn của các thuyền này và vì nhu cầu tốc độ và khả năng chiến đấu để bảo vệ, cơ quan Tình báo Hoa kỳ đã cung cấp cho Nha Kỹ thuật / BTTM các loại Chiến đỉnh SWIFT và NASTY, do một số thủy thủ đoàn ngoại quốc chỉ huy. Các Chiến đỉnh này có tốc dộ nhanh và được võ trang để tự vệ nếu bị Hải quân Cộng sản tấn công. Tuy vậy, các tàu này chỉ có tầm hoạt động ngắn, không qua vĩ tuyến 20. Sau này, sau khi MACV-SOG đảm trách yểm trợ NKT / BTTM, Sở Phòng vệ Duyên Hải được tăng cường các chiến đỉnh lớn PFT ( Patrol – Torpedo – Fast ) có tầm hoạt động xa, tốc độ nhanh và trang bị hỏa lực mạnh.
Các loại tàu này không những có khả năng tự vệ mà còn có khả năng đánh phá và tấn công các mục tiêu Cộng Sản nếu cần. Bộ Tư lệnh Hải Quân cũng được chỉ thị cung cấp các thủy thủ đoàn cho các chiến đỉnh này. Các hoạt động đặc biệt do Sở Phòng Vệ Duyên Hải thực hiện đều nằm trong sự kiểm soát và trách nhiệm của Nha KT / BTTM, không có liên hệ nào đối với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và hoàn toàn được bảo mật tối đa. Các Thủy thủ đoàn này đều nằm trong Lực lượng Hải tuần trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Sở này được một vị cấp Tá do BTL / HQ biệt phái chỉ huy. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Ngô thế Linh (từ năm 1964 đến 1966), sau đó là Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng cấp Đề Đốc. Các Toán người Nhái và hoạt động được gọi là Lực Lượng Biệt Hải và thuộc Lực lượng Biệt Hải của Sở này. Các Toán này được huấn luyện và thi hành những công tác đặc biệt tương đương với các Toán SEAL ( Sea Air Land ) thuộc Lực lượng Hoa Kỳ. Toán viên Biệt Hải được huấn luyện về bơi lội, xử dụng Scuba, Nhảy Dù ngoài những kỹ thuật hành quân đặc biệt khác.
Toán có khả năng xâm nhập nhảy dù xuống các vùng mục tiêu dọc theo miền duyên hải, xử dụng bãi nhảy sát bờ biển hay cả trên mặt nước. Sau khi hoàn thành công tác, Toán có thể triệt xuất bằng cách bơi ra khỏi để được tàu tiếp đón và đưa về căn cứ ở Miền Nam. Các công tác này rất nguy hiểm nên phải được thiết kế một cách chi tiết và thận trọng.
Sau hiệp định Paris, hoạt động của Sở này bị giảm thiểu đáng kể và sau đó được tăng phái hành quân cho các Quân đoàn để thi hành một vài công tác đặc biệt tại các vùng do Cộng Sản kiểm soát tại miền NAM.
Một bộ phận hoạt động quan trọng khác trong hệ thống trách nhiệm của NKT / BTTM là Sở Tâm Lý Chiến. Tuy rằng trong thành phần tổ chức của Bộ Chỉ Huy Nha, Sở Tâm Lý Chiến là một đơn vị hoạt động không phải thuần túy tham mưu. Sở này sử dụng đa sồ chuyên viên dân sự để điều khiển các hệ thống phát thanh và các công tác chiến tranh chính trị khác nhằm yểm trợ cho cho hoặt động đặc biệt tại miền BẮC. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng nói Tự Do là một hệ thống phát thanh ” Xám “, tiếng nói của những người mến chuộng Tự Do chống đối hệ thống tư tưởng Cộng Sản. Một hệ thống phát thanh bí mật khác là Đài ” Gươm thiêng ái quốc “, tiếng nói của Mặt trận Giải phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ cho các công tác của các Toán đặc biệt nằm trong lãnh thổ Miền bắc. Ngoài công tác phát thanh, Sở TLC / NKT đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng các Hồi chánh viên và Tù binh chính qui Bắc Việt.
Hai Đài phát tuyến Cồn Tre tại Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ Bắc Việt cho đến biên giới Hoa Việt. Phần lớn các hoạt động Tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn về kỹ thuật. Sau này, ” Đài Gươm Thiêng Ái Quốc ” chấm dứt hoạt động vì tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài ” Mẹ Việt Nam ” được nối tiếp để duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật.
Đại Tá Trần văn Hổ nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản vào Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Lào Việt, Miên Việt. Đại Tá Đoàn văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha.
Trong thời kỳ này, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, đặc biệt nhất là đường lối của Hoa kỳ đối với chiến trường Việt Nam không còn quyết tâm như trước, do đó các công tác đặc biệt không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như trước năm 1968. Tuy vậy, Nha Kỹ thuật / BTTM vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thành tích đáng kể. Các Toán hoạt động tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào Miên, được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát. Các cuộc hành quân này cũng không kém phần quan trọng và còn nguy hiểm hơn nhiều. Các Toán này đã gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản trong mưu đồ xâm lược miền NAM Việt Nam.
Các Toán hành quân của Nha Kỹ thuật, dù thuộc một đơn vị nào cũng luôn luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm, đầy nhiệt huyết, xem sự chết nhẹ tựa lông hồng, chiến đấu oai hùng trong mọi nguy hiểm và hoàn cảnh khó khăn. Cuộc chiến đấu chống Cộng tuy đã chấm dứt vào cuối tháng 4 năm 1975, nhưng tinh thần của cuộc chiến và những giờ phút oai hùng đó không dễ gì phai mờ trong tâm trí cũa những Cựu Chiến Sĩ Nha Kỹ Thuật này.
Viết tại Winston-Salem, North Carolina
Cựu Quân nhân Trung Tá Lữ Triệu Khanh
Thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM
Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa
Lực Lượng Đặc Biệt (tiếng Anh: Army of the Republic of Vietnam Special Forces, ARVNSF) - viết tắt: LLDB - là một đơn vị quân sự chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Khởi đầu là các toán biệt kích được huấn luyện để hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của đối phương, chủ yếu để làm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, bắt cóc, phá hoại các mục tiêu quân sự. Về sau, lực lượng này phát triển thêm thành đơn vị tác chiến, có vai trò như một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tổ Chức Tiền Thân:
Tháng 2 năm 1956, sau khi tiếp nhận căn cứ GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés, Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp) của Pháp tại Nha Trang, với sự trợ giúp của Phái bộ Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group - MAAG) Mỹ tại Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho thành lập Trung tâm Huấn luyện Biệt động đội, nhằm xây dựng cơ sở huấn luyện biệt kích cho Việt Nam Cộng hòa. Về tổ chức, trung tâm này được đặt dưới quyền quản lý của Nha Tổng Nghiên Huấn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Cuối năm 1956, theo khuyến cáo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giải thể Nha Tổng Nghiên Huấn[1]. Các bộ phận tình báo chiến lược và phản gián được chuyển về cho Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội. Bộ phận biệt kích được chuyển về cho một tổ chức mới là Sở Liên lạc, trực thuộc Phủ Tổng thống, ngân sách do Mỹ đài thọ. Đại tá Rogers là ngươi đầu tiên được cử đến làm cố vấn cho Sở này, sau đó Đại tá Floyld Parker đến thay thế. Giám đốc và Phó giám đốc Nha Tổng Nghiên Huấn là Trung tá Lê Quang Tung và Đại úy Trần Khắc Kính được bổ nhiệm làm Giám đốc và Phó giám đốc Sở Liên lạc[1]. Tháng 4 năm 1960, Sở Liên lạc được đổi tên thành Sở Khai thác Địa hình. Tuy nhiên, chức năng, tổ chức và nhân sự của cơ quan này vẫn không có gì thay đổi.
Hình Thành Lực Lượng Đặc Biệt :
Trên thực tế, Sở Khai thác Địa hình tập trung vào công tác tuyển mộ, huấn luyện biệt kích. Chính do nhiệm vụ này, trong các phòng chuyên môn, Phòng 45 hay Sở Bắc, phụ trách các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc; và Phòng 55 hay Sở Nam, phụ trách các hoạt động biệt kích trong lãnh thổ VNCH, đóng một vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, từ năm 1961, Sở còn thành lập thêm một số đại đội Biệt cách dù biệt lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ khác, tuy không chính thức, nhưng được xem là ưu tiên nhất của Sở Liên lạc là chỉ huy lực lượng cơ động tinh nhuệ chuyên dùng để bảo vệ Phủ Tổng thống chống những cuộc đảo chính. Chính vì vậy, mặc dù các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc tỏ ra kém hiệu quả, quân số của Liên đoàn quan sát số 1 vẫn phát triển không ngừng. Tháng 11 năm 1961, Liên đoàn quan sát số 1 được cải danh thành Liên đoàn 77. Tháng 2 năm 1963, Liên đoàn 31 được thành lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Tổng thống Diệm ra quyết định thành lập Lực lượng đặc biệt trên cơ sở bộ máy của Sở Khai thác địa hình và 2 đơn vị tác chiến là Liên đoàn biệt kích 77 và 31. Về nguyên tắc, Lực lượng đặc biệt được chuyển thuộc sang Bộ Quốc phòng, có quy mô tương đương cấp Lữ đoàn, nhưng trên thực tế, Tổng thống có toàn quyền điều động đơn vị này thông qua một cơ quan chỉ huy trực tiếp là Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, mà thực chất chính các Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ Huy trưởng.
Năm Biến Cố 1963 :
Được xem là một đơn vị tinh nhuệ và tuyệt đối trung thành với Tổng thống, trong Biến cố Phật giáo, 1963, Lực lượng đặc biệt được cố vấn Ngô Đình Nhu sử dụng như lực lượng xung kích tấn công các chùa, đặc biệt là chùa Xá Lợi. Mặc dù vậy, Lực lượng đặc biệt hoàn toàn bị vô hiệu hóa trong đảo chính năm 1963 khi chỉ huy trưởng Lê Quang Tung bị giết chết ngay khi cuộc đảo chính vừa nổ ra. Trước đó, bằng một thủ pháp nhỏ, các tướng lãnh tham gia đảo chính đã điều các đơn vị thuộc Lực lượng đặc biệt ra khoải Sài Gòn. Mất đi lực lượng cơ động trung thành và tinh nhuệ này, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu không còn cách nào khác ngoài việc đào tẩu khỏi dinh Độc Lập. Cả 2 ông đều bị giết chết trong hoàn cảnh bí ẩn không lâu sau đó.
Trở Thành Một Binh Chủng Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa :
Sau đảo chính, Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống bị giải tán. Lực lượng đặc biệt cũng được phân chia thành nhiều đơn vị khác nhau. Sở Bắc được tách riêng để hình thành một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Phòng ban khác cũng được giải thể và phân vào các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. Riêng các đơn vị tác chiến được tập hợp để hình thành một đơn vị độc lập với bộ chỉ huy riêng.
Tháng 7 năm 1964, Liên đoàn 31 được cải danh thành Liên đoàn 111 và Liên đoàn 77 được cải danh thành Liên đoàn 301. Tất cả đều đặt dưới quyền Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt.
Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Liên đoàn biệt kích 111 và 301 bị giải tán. Các đơn vị chiến đấu được sắp xếp lại để chính thức hình thành binh chủng Lực lượng đặc biệt, gồm một Bộ Tư lệnh, một đại đội Tổng hành dinh, một trung tâm huấn luyện, và 4 bộ chỉ huy (C) ở 4 quân khu. Mỗi C có một số B và mỗi B có một số toán A quân số vào khoảng 12 người. Ngoài ra, các đại đội biệt cách dù độc lập cũng được tập hợp thành Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù, cũng được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Tổng cộng quân số Lực lượng đặc biệt vào khoảng 5.000 trong thời điểm đó.
Ngày 1 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù được cải danh thành Tiểu đoàn 81 Biệt cách dù. Một cơ quan tham mưu là Trung tâm Hành quân Delta được thành lập để giúp Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt chỉ huy hành quân các đơn vị Biệt Cách Dù.
Bị Giải Thể:
Cuối tháng 12 năm 1970, do các hoạt động tung biệt kích ra miền Bắc hoặc các vùng biên giới do quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát không có hiệu quả, Lực lượng đặc biệt bị giải tán. Các sĩ quan và binh lính được chuyển sang các đơn vị khác, chủ yếu về lực lượng Biệt động quân. Riêng Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách dù được sát nhập lại để hình thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù. Huy hiệu của Lực lượng Đặc biệt cũng trở thành huy hiệu của Liên Đoàn 81.
Cách Dù Việt Nam Cộng Hòa
Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù (tiếng Anh: 81st Airborne Commando Battalion, 81st ACB) - thường được gọi tắt là Biệt cách dù (BCND / BCD) - là một trong bốn lực lượng Tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (gồm Biệt động quân, Thủy quân Lục chiến và Sư đoàn Nhảy dù. Đây cũng là lực lượng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
- Hiệu Ca: Biệt Cách Dù 81 Hành Khúc.
- Đặc Trưng: Mũ Beret xanh lục và phù hiệu Cọp Bay.
Lược Sử Hình Thành:
Giữa năm 1961, chính phủ Mỹ cho phép mở rộng chương trình bí mật chống lại những nỗ lực chiến tranh của những người Cộng sản Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Tại Nam Việt Nam, Liên đoàn Quan sát số 1 thuộc Sở Liên lạc, Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa được thành lập. Bên cạnh các hoạt động nhảy Bắc làm nhiệm vụ tình báo, biệt kích chống các hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên đoàn quan sát số 1 còn tổ chức các toán biệt kích giả thường dân xâm nhập vào phía nam Lào, tìm kiếm và tấn công các tuyến đường giao liên do phía Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức.
Để áp dụng chương trình bên Lào, Ban Nghiên cứu Hỗn hợp (Combined Studies Division – CSD) được thành lập, đặc trách về chương trình Phòng Vệ Dân Sự (Civil Defense), hoạt động dưới quyền chỉ đạo của phân bộ CIA tại Sài Gòn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Gilbert Layton (phía Mỹ) và Thiếu Tá Trần Khắc Kính (phía Việt Nam Cộng Hòa).
Một chương trình hoạt động có mật danh là Lôi Vũ, được xây dựng.
Có cả thảy 15 toán biệt kích, mỗi toán 14 người, rút từ các toán biệt kích có sẵn trong Liên đoàn Quan sát số 1, được tổ chức, được đánh số từ 1 đến 15 tập họp trong trại Typhoon-Lôi Vũ (gần trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức), chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ[1].
Bên cạnh đó, CSD cũng tổ chức một lực lượng xung kích, nhằm cơ động tấn công các mục tiêu do các toán biệt kích chỉ điểm, hỗ trợ, ứng cứu cho các toán biệt kích khi bị đối phương uy hiếp nghiêm trọng. Theo đó phía Việt Nam Cộng Hòa, tuyển mộ các quân nhân người Thái trong Sư đoàn 22 Bộ binh đưa về Thủ Đức để huấn luyện nhảy dù, biệt kích, thành lập Đại Đội 1 Biệt Kích dù, do Đại úy Lương Văn Hơi làm chỉ huy. Liên tiếp sau đó, Đại đội 2 Biệt kích dù cũng được thành lập, gồm các quân nhân người Nùng tuyển mộ trong Sư đoàn 5 Bộ binh, do Trung úy Voòng Chay Mênh làm chỉ huy[1]. Đây chính là những đơn vị đầu tiên của lực lượng Biệt cách dù.
Sau khi được huấn luyện và tổ chức, hai đại đội Biệt kích dù được không vận lên Kontum, sau đó di chuyển bằng xe đến một tiền đồn gần làng Ben Het. Sau đó, hai toán Biệt cách dù được giao nhiệm vụ đi toán các toán biệt kích Lôi Vũ (gồm các toán 1, 2, 3, 6, 7, 8) về căn cứ Ben Het an toàn.[1] Đây được xem là cuộc hành quân đầu tiên của lực lượng Biệt cách dù.
Được xem là thành công, thêm 2 đại đội Biệt kích dù được thành lập. Đại đội 3 hình thành từ các quân nhân được tuyển mộ gốc từ Lữ đoàn Dù và Đại đội 4 hình thành từ các quân tình nguyên mà đa số là người Công giáo qua sự giới thiệu của linh mục Mai Ngọc Khuê.[1]
Đầu năm 1963, Sở Liên lạc (bấy giờ mang tên Sở Khai thác Địa hình) được cải danh thành Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ huy trưởng. Bênh cạnh các toán biệt kích nhảy Bắc, các toán thám báo đường mòn và căn cứ đối phương, các đơn vị chiến đấu của Lực lượng Đặc biệt gồm 2 Liên đoàn biệt kích 77 và 31, 5 Đại đội Biệt Kích Dù.
Tiểu Đoàn Biệt Cách Dù Và Trung Tâm Hành Quân Delta:
Sau đảo chính 1963, Lực lượng đặc biệt nhiều lần tổ chức lại. Phòng 45 đặc trách các toàn biệt kích nhảy Bắc được tách ra. Giữa năm 1965, các liên đoàn được giải tán, cơ cấu chỉ huy Lực lượng đặc biệt được tổ chức theo cơ cấu tương tự như của Biệt kích Hoa Kỳ để dễ phối hợp hoạt động, chỉ huy các toán biệt kích hoạt động trong nội địa (khác với các toán biệt kích Lôi Hổ hoạt động ngoại biên) trên cả 4 vùng chiến thuật. Riêng các đại đội Biệt kích dù biệt lập được kết hợp thành Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù, vẫn chịu sự chỉ huy của Lực lượng đặc biệt, vẫn giữ vai trò xung kích, ứng cứu cho các toán biệt kích nội địa.
Bên cạnh đó, vai trò chỉ hoạt động biệt kích của Hoa Kỳ và đồng minh tại Đông Nam Á có thay đổi do bàn giao giữa CIA và MACV. Để phối hợp các hoạt động biệt kích trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 6 năm 1965, MACVSOG, cơ quan đặc trách của MACV về hoạt động đặc biệt, đã tổ chức Trung tâm Hành quân Delta, mật danh B52, chịu trách nhiệm phối hợp với Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa chỉ huy các hoạt động thám báo và phá hoại. Theo đó, các toán biệt kích Delta hỗn hợp Việt-Mỹ, do các quân nhân Mỹ làm trưởng toán, ăn mặc và trang bị giống Quân Giải phóng miền Nam, sẽ thâm nhập đường mòn Hồ Chí Minh và các vùng căn cứ do đối phương kiểm soát trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa để xác định vị trí đóng quân của đối phương, thu thập tin tức tình báo chiến lược, giám sát kết quả oanh kích của Không quân Mỹ, tập kích, phá hoại các sơ sở hậu cần của Quân Giải phóng miền Nam.[2]. Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù là đơn vị phối hợp làm lực lượng xung kích ứng cứu cho Trung tâm Hành quân Delta. Năm 1968, Tiểu đoàn 91 được cải danh thành Tiểu đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Liên Đoàn Biệt Cách Dù:
Tháng 6 năn 1970, MACV chấm dứt hoạt động của Trung tâm Hành quân Delta và rút các quân nhân Mỹ về nước. Tháng 8 năm 1970, Lực lượng đặc biệt cũng bị giải tán vì đã hết nhiệm vụ nhảy Bắc, nhảy Lào và đổ bộ biển. Các quân nhân LLĐB đều được phân tán về các binh chủng khác trong Quân đội. Nhiều nhất là chuyển qua Biệt động quân và Nha kỹ thuật. Riêng bộ phận chỉ huy phía Việt Nam Cộng hòa của Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách dù được tổ chức lại, sáp nhập thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù, được đặt thành một lực lượng Tổng trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Liên đoàn được hưởng các huy chương của Lực lượng đặc biệt, được phép đội mũ xanh và mang phù hiệu Lực lượng đặc biệt và được mang dây Biểu chương màu đỏ Bảo quốc Huân chương.
Khi mới thành lập, quân số của Liên đoàn chỉ khoảng 900 người. Về sau, Liên đoàn được mở rộng cấp số, tổ chức gồm: 1 Bộ chỉ huy Liên đoàn, 1 Đại đội Chỉ huy Yểm trợ và 3 ba Bộ chỉ huy chiến thuật. Mỗi Bộ chỉ huy có 4 Biệt đội, mỗi Biệt đội có 200 quân nhân. Tổng quân số lên đến 3.000 binh sĩ.
Những Trận Đánh Lớn:
Mặc dù được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt, tuy nhiên khi tình hình nguy ngập như trong Mùa Hè Đỏ lửa 1972, Phước Long 1974, Bộ Tổng tham mưu đã sử dụng Liên đoàn 81 BCD như là một lực lượng tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường.
Trận An Lộc 1972: Một trận đánh kinh hoàng trong Chiến tranh Việt Nam. Liên đoàn 81 BCND đã quần thảo với đặc công, bộ binh và xe tăng QĐNDVN nên thiệt hại cũng rất nhiều. Họ phải lập một nghĩa trang trong thị xã An Lộc để chôn tử sĩ. Nói về Liên đoàn 81 trong trận chiến An Lộc có 2 câu thơ nổi tiếng:
An Lộc Địa,Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Cách Dù,Vị Quốc Vong Thân.
(Tài liệu: sưu tầm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
br/>
Nhìn lũ miền Trung năm nay nhớ lại lũ miền Bắc năm Tân Hợi 1971.
Năm Tân Hợi 1971 là năm xảy ra những cuộc chiến lớn tiêu biểu như Lam Sơn 719, đồi Hạ Lào, Dambe... Người dân miền Bắc đã khổ còn khổ hơn do bị lũ lụt nặng vây quanh Hà Nội đang thuộc quyền kiểm soát của cộng sản Bắc Việt/VNDCCH.
Việt Nam Cộng Hòa ngay lúc đó đã viện trợ cứu lụt cho đồng bào miền Bắc 609.490 đồng (khoảng 934.114.000 VND ngày nay), 500 tấn gạo, 1000 thùng sữa đặc, ngoài ra Bộ Ngoại giao Sài Gòn còn đề nghị 50.000 đô la cho Hội Hồng thập tự Quốc tế để mua "những vật phẩm cần thiết cho việc cứu trợ ở miền Bắc". Phát ngôn Viên Bộ Ngoại giao VNCH còn nói:
"Vì chúng tôi là ruột thịt của nhau. Chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa mong muốn được giúp đỡ đồng bào miền Bắc và xoa dịu nỗi đau của họ".
Chi tiết được lưu trữ tại trang lưu trữ Thời báo New York: https://www.nytimes.com/.../saigon-offers-aid-in-hanoi...
......................
“Khi đất nước mất rồi thì chúng nó “cưa đầu” tất cả anh em mình, thì cái chân của một thằng hèn đâu nghĩa lý gì?”
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Lời nói của ông giống như lời tiên tri cho đại họa sau tháng 4-1975.
Nếu thất bại thì kẻ thù sẽ cưa đầu chúng ta, còn cái chân của thằng hèn nhát hiện tại chẳng có nghĩa lý gì.
Bây giờ mất nước rồi thì mới thấy thấm thía câu nói của ông, một người sĩ quan chỉ huy mẫu mực đáng kính...
Một kỷ niệm về Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Nghiêm Hữu Hùng
Nguồn: https://www.svqy.org/7-2012/daitahnc.html
No comments:
Post a Comment