https://youtu.be/nGgDklgFhcA
Phân biệt Hán với Hoa Hạ
https://youtu.be/dELmzInNeRI
Hán và Việt có tổng cộng 27 trận chiến với nhau, tuy nhiên, ba trận đáng ghi nhớ, đó là:
◙ Trận thứ nhất: Trận Trác Lộc vào năm 2704 Trước Công Nguyên. Chúng ta mất vùng Trung Nguyên, Núi Thái Sơn và sông Hoàng Hà.
◙ Trận thứ nhì: Hán Đánh Bách Việt và Văn Lang (Việt Nam). Đông Hán và Hai Bà Trưng.
◙ Trận thứ ba: Quân Tần đánh Nam Việt, Chúng ta mất Quảng Đông, Quảng Tây và Nam Hải.
Việt tộc chạy về núi Ngũ Lính và Sông Giang Tử làm bản địa.
Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) (Hoàng Đế/Hoang-ti) Hiên-Viên/Huan-yuan) rồi gom hai bộ tộc Thần Nông của Đế Viêm, bộ tộc Cửu Lê của Xi Vưu (người Mường) và bộ tộc Hữu Hùng củah chín ông ta là Hiên Viên Hoàng Đế, tộc Hán, thành đất mới, từ đó, tộc Việt chúng ta bị mất vùng Trung Nguyên vào tay Hiên Viên Hoàng Đế Hán tộc.
Hiên Viên tộc Hán, Hoàng Đế, đặc tên là vùng đất mới là Hoa Hạ là vùng đất mới thâu tóm. Hoàng Đế cho di dân đám bộ lạc du mục vào đất Hoa Hạ. Người Hoa Hạ là giống Việt cổ lai giống với giống du mục Thổ và Mông, Người Hoa Hạ cũng thiện chiến và hiếu chiến có truyền thống dùng vũ lực chiến tranh để chiếm đất, của cải, cung nữ vàng bạc của thiên hạ.
►►
CUỘC CHIẾN HÁN-VIỆT Đầu Tiên TẠI TRÁC LỘC, 2704 tr. CN
https://vuonlenmai.blogspot.com/2020/05/cuoc-chien-han-viet-au-tien-tai-tran.html
=======================
Âu Lạc
|
==============================
“Viễn giao cận công" của Nhà Tần
“Viễn giao cận công" Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Đây là kế thứ 23 trong ba mươi sáu kế.
Nguyên văn là:
形禁势格,
利从近取,
害以远隔。
上火下泽。
Tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả sáu nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thâu tóm các nước sau đó.
Khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với sáu nước chư hầu còn lại. Đất Tần từ phía Tây đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (Nhà Chu bị diệt năm 249 Trước Công Nguyên).
Tần diệt Hàn
Trước tiên diệt Hàn, nước nhỏ yếu nhất ở cạnh Tần. Chỉ bằng cách dùng nội gián mà Tần buộc Hàn phải ra đầu hàng.
45 vạn quân nước Triệu đến giúp Hàn tuy đã ra đầu hàng nhưng vẫn bị giết hết. Vua Hàn Vương An bị xử tử theo hình phạt "Ngũ mã phanh thây". Sự tàn ác khủng khiếp của quân Tần khiến cho các nước chư hầu kinh sợ.
Nước Triệu
Nước Triệu duy nhất đủ sức chống Tần, nhưng do sai lầm chiến thuật mà lụn bại dần.
Tần dùng kế ly gián khiến vua Triệu giết tướng giỏi Lý Mục, vì thế quân Triệu thua phải đầu hàng, và vua Triệu bị giam cho tới chết.
Nước Ngụy
Thấy Hàn, Triệu bị Tần diệt nhanh và tàn ác thế, nước Ngụy mất hết sức chiến đấu. Kinh đô Đại Lương của Ngụy ở vào chỗ trũng; tướng Tần Vương Bôn tháo nước sông cho ngập thành làm chết 10 vạn người nước Ngụy. Vua Ngụy đầu hàng rồi cũng bị giết.
Nước Sở
Vua Sở là Xương Bình Quân, thủa nhỏ cùng sống với Doanh Chính, thân nhau lắm. Sau khi bị bức tử, Lã Bất Vi chết, vua Tần chọn Xương làm Thừa Tướng. Nhưng khi Tần cử Lý Tín đem 20 vạn quân đánh Sở thì Xương Bình Quân vẫn trở về tổ quốc mình, Xương Bình Quân đánh cho Lý Tín đại bại. Về sau Tần Thủy Hoàng cử Vương Tiễn đem 60 vạn quân đánh Sở, thì lần này Sở thua, Xương Bình Quân chết.
Nước Yên
Yên là nước thứ năm bị nhà Tần đánh. Nước Yên nhỏ yếu nên biết chắc nếu bị đánh là thua. Vả lại vua Yên vốn có tư thù với Tần Thủy Hoàng: Thái tử Đan từng phái Kinh Kha đi Hàm Dương ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng không thành. Vua Yên hèn nhát, dâng nhà Tần thủ cấp Thái tử Đan để Tần hoãn chiếm Yên 4 năm. Nhưng cuối cùng nhà Tần vẫn cứ chiếm nước Yên rồi giết vua Yên.
Nước Tề
Tề quốc là nước thứ sáu trong "Chiến quốc Thất hùng" bị Tần "chinh phục, thâu tóm". Sau khi diệt năm nước, nhà Tần rất mạnh, khiến quân Tề sợ hãi, rối loạn. Tần Thủy Hoàng phái người đến bảo vua Tề là -- nếu đầu hàng thì sẽ ban cho 500 dặm đất. Vua Tề cả tin nên nước mất nhà tan, bản thân bị bỏ vào rừng sâu rồi cho chết đói.
Giết vua của sáu nước, nhà Tần lại biệt đãi các cung phi của họ. Ai xinh đẹp đều được đưa về ở Cung A Phòng tráng lệ làm nô lệ tình dục cho hoàng đế.
Cả sáu nước lân bang của Tần hoàn toàn bị thôn tính.
Nhà Tần chỉ tồn tại đúng 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục địa Trung Hoa.
Năm 206 trước công nguyên, nhà Tần cũng bị diệt vong do Hán Cao Tổ Lưu Bang lãnh đạo.
Tây An là địa điểm chôn giấu đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng chưa thỏa mãn: Năm 219 trước công nguyên, Nhà Tần lại sai Đồ Tuy và Triệu Đà đem 40 vạn quân vượt sông Trường Giang xuống phía nam đánh Bách Việt, chiếm vùng đất mênh mông. Khi đánh chiếm Lĩnh Nam, quân Tần gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Lạc Việt. Đồ Tuy tử trận, Nhâm Hiêu lên thay.
Đến năm 214 trước công nguyên nhà Tần mới chiếm xong Lĩnh Nam. Người Lạc Việt chạy về vùng núi phía tây, sau này gọi là người Tráng, sắc tộc thiểu số đông người nhất Trung Quốc hiện nay.
Tự xưng Hoàng đế, độc tài khét tiếng tàn bạo. Năm 210 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng chết sớm ở tuổi 49.
Sau Tần Thủy Hoàng, rồi lại đến phiên người Hán liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh như: Lạc Việt (Quân Đông Hán đánh Hai Bà Trưng), Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.
-------------------------
Chiến tranh Tần-Việt
Chiến tranh Tần - Việt | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN. |
|||||||
|
|||||||
Tham chiến | |||||||
Bách Việt | Nhà Tần | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Dịch Hu Tống Thục Phán (hoặc Kiệt Tuấn) | Đồ Thư Sử Lộc |
||||||
Lực lượng | |||||||
không rõ | 500.000 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
không rõ | hàng chục vạn |
Chiến tranh Việt – Tần là cuộc kháng chiến chống nhà Tần mở rộng về phía nam của các bộ tộc Bách Việt ở vùng Nam Việt (người Tàu gọi là Hoa Nam) và đây là tộc người chung mà phân bố ở Bắc Bộ Việt Nam và trở thành Hoa Nam hiện nay, trong thời kỳ nhà Tần mới thâu tóm được Trung Quốc (cuối thế kỷ 3 TCN).
Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi tiêu diệt sáu nước Sơn Đông, thâu tóm Trung Nguyên và lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Phía bắc, ông sai Mông Điềm mang 30 vạn quân đánh đuổi người Hung Nô, lập ra 44 huyện và xây Vạn lý Trường thành. Phía nam, từ khi diệt nước Sở năm 223 TCN, Tần Thủy Hoàng đã xâm lăng một bộ phận Bách Việt, lập ra quận Cối Kê và Mân Việt[1]. Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thời Chiến Quốc, Thủy Hoàng sai Lâu thuyền tướng quân Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam.
Tài liệu cổ nhất ghi chép về cuộc chiến này là sách Hoài Nam tử của hoàng thân nhà Hán là Hoài Nam vương Lưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An lý giải thích thêm nguyên nhân cuộc xâm chiếm của vua Tần:
“ |
[nhà Tần] lại ham sừng tê, ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo… |
” |
— Lưu An[2] |
Quân Tần nam tiến[sửa | sửa mã nguồn]
Các sử gia căn cứ theo các ghi chép của Sử ký, Hoài Nam Tử: cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và "kéo dài 10 năm", nên xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng đem quân đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN[1][2].
Quân Tần do Lâu thuyền tướng quân Đồ Thư làm tổng chỉ huy, trong đội quân có một tướng người Bách Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường sá, đất đai phía nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần.
Quân Tần đóng sát các thủy lộ chính, dùng thuyền để chuyển quân cũng như lương thảo. Tuy nhiên không thể băng qua núi bằng đường sông, nên phải đào kinh Linh Cừ để vận chuyển, khởi công đào từ năm 219 TCN do thiết kế của giám quan Sử Lộc. Đạo quân nam chinh của Tần Thủy Hoàng đã đào núi làm sông để chuyển lương. Phỏng đoán là việc đào kinh này tốn khoảng 3 năm (hoàn tất năm 216 TCN).
Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo[3]:
- Đạo thứ nhất đóng ở Đàm Thành tọa lạc tại Tịnh huyện (Tịnh châu Miêu tộc đồng tộc tự trị huyện), thuộc Hoài Hóa thị (Huaihua), phía tây nam tỉnh Hồ Nam, là một trong 12 thành của quận Vũ Lăng thời Hán (quận Kiềm Trung thời Tần). Nằm trên bờ sông Nguyên, là thị trấn Tịnh Châu (Jing Zhou) của tỉnh Hồ Nam ngày nay. Là một vùng phẳng duy nhất để có thể đủ chỗ cho 100 ngàn quân trú đóng và tiện việc vận chuyển quân lương bằng đường thủy. Là đèo thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, Ngũ Lĩnh, trên đường từ Hồ Nam xuống đông bắc Quảng Tây.
- Đạo thứ hai đóng ở Cửu Nghi sơn, tọa lạc Vĩnh Châu thị (Yongzhou), cách huyện Ninh Viễn (Ningyuan) khoảng 15 km (chừng 10 miles) về phía nam, nằm gần cực nam tỉnh Hồ Nam, một trong những núi thuộc Minh Chử lĩnh (sát ranh giới Hồ Nam – Quảng Đông). Phía đông núi Cửu Nghi có sông Xuân Lăng, bên bờ sông Xuân Lăng ngày nay có thị trấn Lam Sơn (Lanshan) tương đối khá phẳng, đạo quân Tần đã đóng ở đây để tìm cách vượt Ngũ Lĩnh.
- Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung, nằm ở thị trấn Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay. Quân Tần từ vùng hồ Bá Dương, theo sông Cám tiến về phía nam, đến đóng gần Hoành Phổ quan, là Mai quan ngày nay, rồi vượt Đại Du lĩnh để tiến vào Lĩnh Nam. Sau khi vượt ải, đạo quân tiến vào Phiên Ngung bằng một chi nhánh chính của Bắc giang.
- Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã, thuộc quận Dự Chương về phía cực nam tỉnh Giang Tây, thuộc Tráng (Cám) Châu thị (Ganzhou shi), thị trấn Tráng (Cám) Châu, phía đông bắc của Mai quan (thời Tần là Hoành Phổ quan) thuộc Dại Du lĩnh, tọa lạc trên bờ đông nam của Cám (Cống) giang (Sông Dự Chương). Sông này là thủy lộ chính theo hướng bắc-nam của tỉnh Giang Tây. Một đạo quân Tần đến đồn trú tại Nam Dã, sau khi đạo quân trước đã tiến vào Lĩnh Nam và chiếm đóng Phiên Ngung.
- Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can (thời Tần) hay Dư Hãn (thời Hán) là Tín giang (Xin jiang) ngày nay. Sông này bắt nguồn từ rặng Vũ Di sơn (Wuyi shan) chảy về phía tây, hợp với một nhánh của sông Cám đổ vào hệ thống sông ngòi phức tạp quanh vùng hồ Bá Dương. Tọa lạc tại huyện Dư Can của quận Dự Chương tỉnh Giang Tây ngày nay. Quân Tần đã dùng thủy đạo đến đóng tại thượng lưu Dư Hãn thủy (Tín giang), gần ranh giới phía đông bắc tỉnh Giang Tây và tây bắc tỉnh Phúc Kiến, để chuẩn bị vượt Vũ Di Sơn tiến vào Mân Việt. Phỏng đoán quân Tần đã đóng gần thị xã Ưng Đàm (Yingtan) ngày nay, tại đây có xa lộ băng qua Vũ Di Sơn tới Nam Bình (Nanping) và Phúc Châu (Fuzhou) tỉnh Phúc Kiến (Mân Việt thời Tần). Khi vừa băng qua Vũ Di sơn là có sông Phú Đồn (nối với sông Mân. Đây là thủy lộ thuận tiện nối Nam Bình với Phú Châu).
Đạo thứ năm vượt Vũ Di Sơn để tấn công vào Phúc Kiến là đất của người Mân Việt và Đông Việt: Quân Tần từ hồ Bá Dương ngược dòng sông Dư Can lên đóng tại thượng nguồn. Sau đó đã theo một nhánh của sông Dư Can (Tín giang) đi về phía nam là nơi có đường đèo để vượt qua Vũ Di sơn đến sông Mân, rồi theo sông này đến Phúc Châu để chinh phục Mân Việt. Thấy quân Tần tiến sang quá đông đảo, vua Mân Việt bỏ chạy. Vùng này rơi vào tay quân Tần.Quân Tần đã chiếm đóng vùng này tới khi bị Hán diệt. Đạo quân Tần này đã thành công trong việc xâm chiếm Mân Việt và Đông Việt, hai nước này bị đặt là quận Mân Trung, gồm tỉnh Phúc Kiến và phía nam tỉnh Chiết Giang ngày nay.
Đạo thứ ba từ vùng hồ Bá Dương, theo sông Cám tiến về phía nam, đến đóng gần Hoành Phổ quan, là Mai quan ngày nay, rồi vượt Đại Du lĩnh để tiến vào Lĩnh Nam. Sau khi vượt ải, đạo quân này đi theo đường Trường Sa tiến vào Phiên Ngung bằng một chi nhánh chính của Bắc giang. Quân cũng như lương thảo theo thủy lộ này nhập vào Chu giang đến Phiên Ngung là Quảng Châu ngày nay. Triệu Đà đã đến Lĩnh Nam từ năm 228 TCN khi quân Tần xâm lăng nước Triệu (thời Chiến quốc). Khi Nhâm Ngao mang quân đến Phiên Ngung, ông được phong làm huyện lệnh ở Long Xuyên là một trong 7 huyện ở quận Nam Hải. Đạo quân Tần tiến vào Phiên Ngung đã thành công trong việc xâm lăng. Nhà Tần đặt vùng này làm quận Nam Hải, dưới quyền cai trị của quan úy là Nhâm Ngao. Nhâm Ngao chết, Triệu Đà lên thay thế.
Đạo quân thứ nhất và đạo thứ hai tiến sâu về phía nam, vào Quảng Tây là địa bàn của người Tây Âu, hay Âu Việt.
Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung thuộc Nam Việt (Quảng Đông), đi theo đường Trường Sa vượt qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Đông.
***Đạo quân thứ tư và đạo quân thứ năm tạo thành hai cánh quân đánh Đông Việt (nam Chiết Giang) và Mân Việt (Phúc Kiến). Sau đó hai đạo quân này cùng đạo quân thứ ba hội nhau ở Phiên Ngung, hội với đạo quân thứ ba, đánh chiếm đất Nam Việt, lập ra quận Nam Hải.
Trong khi 3 đạo quân nói trên tác chiến, đạo quân thứ nhất và thứ hai ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn thì không có đường thủy để chở lương sang sông Ly (tức sông Quế) – vùng nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Sử Lộc mang một số binh sĩ đi làm cừ để mở đường lương. Đường cừ mà Sử Lộc mở được các nhà sử học xác định chính là Linh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương và
sông Quế, hiện nay vẫn còn[1][3].
Khoảng năm 216 TCN, sau khi đào xong kinh Linh Cừ, đạo quân (khoảng 200 ngàn người) dưới sự lãnh đạo của Lâu thuyền tướng quân là quan Uý Đồ Thư theo Ly giang tiến vào Tây Âu. Khi tiến đến vùng hợp lưu của sáu con sông lớn: nước Tây Âu, các đạo quân này chia quân ngược dòng các thủy đạo thiên nhiên để đánh chiếm đất của người Bách Việt tuy nhiên đã gặp sự chống trả mãnh liệt của người Bách Việt.
Sự kháng cự của người Việt[sửa | sửa mã nguồn]
Trong khi ba đạo quân tiến đánh vùng Mân Việt,
Đông Việt
và
Nam Việt khá thuận lợi và hoàn thành mục tiêu, đạo quân tiến vào Ngũ Lĩnh gặp rất nhiều khó khăn. Liên tiếp trong 3 năm (218 – 215 TCN), quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người
Âu Việt.
Trong ba năm đó quân Tần liên tục phải chiến đấu, "không cởi giáp dãn nỏ"[3].
Nhờ có Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế vào lưu vực Tây Giang là địa bàn của người Tây Âu. Tại đây, quân Tần giết được thủ lĩnh người Tây Âu là Dịch Hu Tống, tuy nhiên người Bách Việt không chịu đầu hàng mà tiếp tục chọn thủ lĩnh khác lên chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần.
Năm 214 TCN, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.
Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, để tránh thế mạnh của quân Tần, người Việt rút vào rừng sâu, cùng nhau bầu thủ lĩnh mới để chống địch. Thục Phán trở thành một thủ lĩnh Tây Âu đứng lên chống Tần. Quân Tần truy kích nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt đánh du kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.
Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp. Sử ký mô tả tình trạng quân Tần[4]:
“ |
Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau |
” |
— Tư Mã Thiên |
Khi quân Tần bị nguy khốn, người Việt tổ chức tấn công, giết được tướng Đồ Thư. Quân Tần bị thua nặng, sách Hoài Nam tử mô tả: "thây phơi máu chảy hàng chục vạn người"[4].Tần cử tướng mới là Nhâm Hiêu để đàn áp Việt dữ dội và cai trị xứ thuộc địa mới này.
Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất (không tính tới những cuộc chiến giữa nước Sở và người Bách Việt thời Chiến Quốc).
Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam[4]. Lãnh thổ nhà Tần đã mở rộng về phía nam, bao gồm các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai
Triệu Đà dời vài chục vạn người đến vùng Ngũ Lĩnh (Việt Thành, Đồ Bang, Manh Chữ, Kỵ Điền, Đại Dữu (thuộc Hồ Nam), Cần (Giang Tây), Việt (thuộc Quảng Đông) và Quế (thuộc Quảng Tây).
Từ đây Lưỡng Quảng thuộc về Trung Quốc[1].
KhiTrung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụp. Triệu Đà đã làm theo kế của Nhâm Hiêu, ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.
Theo các sử gia Việt Nam hiện đại thì ở phía nam, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt (Âu Việt) là Thục Phán đã thay thế các thủ lĩnh Lạc Việt(Sử đời sau của Việt Nam gọi là Hùng Vương" mà sáp nhập vào và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN[5].
Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán. Nhà Hán phải đối phó với Hung Nô phía bắc và các chư hầu mới, không tính tới việc thôn tính Nam Việt. Gần như toàn bộ đất đai nhà Tần mới mở ở phương nam lọt vào tay Triệu Đà[6], nhà Hán tiếp quản Trung Nguyên nhưng không tiếp quản được vùng này mà dùng ngoại giao coi Nam Việt như 1 nước "chư hầu"...
Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóa người Bách Việt ở lãnh thổ Hoa Nam ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế nước Văn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay)[7].Nhà Triệu sau đó sáp nhập Âu Lạc(Miền Bắc Việt Nam) vào lãnh thổ nước Nam Việt; nhà Hán thay thế nhà Tần ở Trung Nguyên và đánh bại Nam Việt năm 111 TCN,từ đó thì nước Việt Nam trở thành thuộc địa bị trung quốc cai trị/đô hộ ngay từ đó đến nay.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà Tần
- An Dương Vương
- Âu Lạc
- Tần Thủy Hoàng
- Triệu Đà
- Nam Việt
- Phiên Ngung (địa danh cổ)
- Mân Việt
- Lưỡng Quảng
- Bách Việt
views-label Giao diện
Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 10 tháng 9 năm 2020 lúc 10:53.0000000000000000000000000000000000000000000000000000
Chiến tranh Hán-Hung Nô | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||
Tham chiến | |||||||
Hung Nô Nguyệt Chi | Nhà Hán | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Mặc Đốn thiền vu Quân Thần thiền vu Y Trĩ Tà thiền vu Hô Hàn Tà thiền vu | Hán Cao Tổ Hán Vũ Đế Quán Anh Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh Lý Quảng Lý Quảng Lợi Đậu Hiến |
||||||
Lực lượng | |||||||
Từ 100.000 đến trên 300.000 quân, chủ yếu là kỵ binh | Nhiều nhất là 300.000 quân, chủ yếu là kỵ binh và nửa kỵ binh |
Chiến tranh Hán-Hung Nô (漢匈戰爭 - Hán-Hung chiến tranh,漢匈百年戰爭 - Hán-Hung bách niên chiến tranh) là tên được dùng để chỉ hàng loạt các trận đánh giữa nhà Hán và các bộ lạc Hung Nô trong thời kỳ từ năm 200 TCN đến năm 71 TCN, được chia thành ba giai đoạn là: 200 TCN - 134 TCN, 133 TCN - 119 TCN, 103 TCN - 71 TCN. Cuộc chiến bắt đầu không lâu sau khi nhà Hán thành lập, trải qua một thời gian hòa hoãn rồi lại tái bùng phát vào thời Hán Vũ Đế. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba, nhà Hán lại liên tiếp giành được chiến thắng, đẩy lui quân Hung Nô mấy ngàn dặm. Sau cuộc chiến này, hai nước còn xảy ra xung đột thêm mấy trăm năm, đến tận năm 91, khi đại tướng Đậu Hiến xuất quân tiến sâu vào lãnh thổ Hung Nô thì mới dẹp được mối nguy cơ từ phía bắc cho nhà Hán.
Chiến dịch thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]
Đất nước Hung Nô[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, thủy tổ của người Hung Nô là Thuần Duy, con cháu các vua nhà Hạ ở Trung Quốc[1]. Vào thời Thương, Chu, Hung Nô cùng các bộ tộc Sơn Nhung, Hiểm Doãn, Huân Chúc định cư ở vùng phía bắc Trung Nguyên. Họ sống theo lối du mục, của cải của họ chủ yếu là các loài gia súc như ngựa, cừu, trâu, lừa... Cho đến nay, người ta chỉ biết rất ít về tiếng nói và chữ viết của người Hung Nô các nguồn tài liệu nói về họ chủ yếu lấy từ sử sách của Trung Quốc. Họ đa số là những người giỏi bắn cung, cưỡi ngựa, đí săn để kiếm sống và sống theo lối du mục, không có nơi ở nhất định. Vào thời nhà Chu, thỉnh thoảng cũng có xảy ra xung đột với các bộ lạc ở phía tây bắc như Khuyển Nhung, Xích Địch, Bạch Địch, Tiên Ngu, Đại Lệ, Nghĩa Cừ, Ô Thị...[2][3][4]. Sang thời Chiến Quốc, các nước Trung Nguyên như Tần, Triệu, Yên cũng nhiều lần giao tranh với quân đội của các bộ lạc này.
Sang thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng tích cực mở rộng thế lực lên phía bắc, cử Mông Điềm trấn thủ phía bắc[5] và cho xây Vạn Lý trường Thành để phòng chống Hung Nô tràn sang. Thời điểm đó Hung Nô không ngừng dẫn quân xuôi dòng Hoàng Hà, xâm nhập vào Trung Nguyên. Có lúc quân tiên phong của họ chỉ cách Hàm Dương vài trăm dặm. Điều này khiến cho vùng biên ải của nước Tần bị uy hiếp nghiêm trọng.
Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi, mở mang đất đai cho nhà Tần và chiếm được đất, thiết lập quận huyện tại Hung Nô
Sang thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, Cuối cùng các bộ tộc này liên kết lại với nhau, thành nhà nước Hung Nô dưới sự chỉ huy của một thiền vu. Vị thiền vu đại tài của Hung Nô vào đầu Thế kỉ II TCB là Mặc Đốn. Ông rèn luyện tất cả các bộ lạc để chuẩn bị cho chiến tranh và luôn chấp hành theo mọi mệnh lệnh của ông. Ông được những người khác tôn trọng và không ai có thể thách thức quyền lực của ông. Sau khi đã sẵn sàng cho chiến tranh, ông bắt đầu các cuộc chinh phục.
Nguyên dưới thời nhà Tần đã cho xây Vạn lý trường thành để ngăn chặn quân Hung Nô tràn sang Trung Nguyên. Nhưng khi nhà Tần suy yếu thì Hung Nô lại được dịp nổi lên. Năm 208 TCN, Mặc Đốn dẫn quân chinh phạt Đông Hồ, đánh bại các bộ tộc khác sống tại miền bắc Trung Nguyên như Đinh Linh, Nguyệt Chi. Sau các cuộc chinh phục này, tất cả các tù trưởng Hung Nô đã chịu phục tùng ông. Hung Nô trở nên lớn mạnh.
Nguy khốn ở Bành Thành[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 202 TCN, sau khi đánh bại được quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy, Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Hán. Một năm sau đó, 201 TCN, Mặc Đốn mang quân vây đánh Mã Ấp. Quân của Hàn Vương Tín đóng ở Mã Ấp không chống nổi, nhiều lần phải cầu hoà với Mặc Đốn. Lưu Bang sai tướng đi cứu Thái Nguyên, nghe tin Hàn vương cầu hòa Hung Nô, nên nghi Hàn vương làm phản, sai sứ đến khiển trách ông. Hàn Vương Tín quá lo sợ, bèn quay sang đầu hàng Hung Nô, dâng Mã Ấp cho Mặc Đốn và cùng Hung Nô đánh Hán[6].
Mùa đông năm 200 TCN, Hán Cao Tổ đích thân dẫn 32 vạn quân ra quân đánh Hung Nô và nước Hàn, gặp quân Hàn Vương Tín. Hai bên kịch chiến ở Đồng Đề. Hàn vương Tín thua trận bỏ chạy sang Hung Nô. Sau đó quân Hán tiến sang Chí Bình[7] thì gặp và giao chiến với quân của Mặc Đốn gồm 40 vạn tinh binh. Hai bên giao chiến ở Bạch Đăng[8]. Quân Hung Nô chỉ với 300 000 người bao vây 700 000 quân Hán ở Bành Thành. Trước tình thế nguy ngập, Cao Tổ bị cắt nguồn tiếp tế và cứu trợ trong 7 ngày, trong hoàn cảnh rất nguy khốn. Ông theo lời của Trần Bình sai người đến thuyết phục vợ Mặc Đốn là Yên Chi tác động, Mặc Đốn mới rút quân.
Chính sách hòa thân[sửa | sửa mã nguồn]
Hai năm sau thất bại ở Bình Thành, năm 198 TCN, Hán Cao Tổ quyết định đề nghị giảng hòa, lấy Trường Thành làm giới tuyến giữa hai bên.nhân nhượng họ bằng cách gả con gái các gia đình quý tộc và cung cấp cống phẩm hàng năm cho các tù trưởng Hung Nô để đổi lấy hòa bình giữa hai bên. Theo đó mỗi năm nhà Hán phải cống nộp cho Hung Nô ngũ cốc, lương thực và gả con gái quý tộc cho người Hung Nô. Sử ký còn ghi lại trong những năm từ 192 TCN đến 176 TCN, Mặc Đốn đã được nhà Hán gả cho ba vị công chúa, sang thời con ông ta là Lão Thượng (176 TCN - 162 TCN) thì con số này là hai và đến thời thiền vu Quân Thần thì tiếp tục lấy được 5 vị công chúa nhà Hán.
Những năm tiếp theo, Mặc Đốn tuy ít động binh xuống phía nam nhưng luôn tỏ thái độ khiêu khích. Dưới thời Lã Hậu nắm chính, Mặc Đốn từng gửi một bức thư bị đánh giá là có lời lẽ dâm dật[1] như sau:
- Ông vua cô độc buồn rầu, sinh ra ở nơi đầm lầy, lớn lên ở nơi thảo dã bò ngựa, mấy lần đến biên giới muốn chơi Trung Quốc. Bệ hạ[ thì buồn bã một mình. Hai chúa không vui, không có gì để giải buồn. Xin lấy cái có để đổi lấy cái không.
Lã thái hậu đọc thư rất tức giận, định điều binh đánh Mặc Đốn nhưng nghe theo lời Trần Bình, đành thôi.
Sang thời Hán Văn Đế (180 TCN - 157 TCN) vào năm 177 TCN, quân Hung Nô sang xâm phạm biên giới, Văn Đế ra lệnh cho thừa tướng Quán Anh 85000 quân đánh dẹp, tiến vào lãnh thổ Cáo Nô[9], đánh bại và buộc quân Hung Nô rút về.[10]
Sau đó Hán Văn Đế bổ nhiệm thêm Chu Xá làm Vệ tướng quân, Trương Vũ làm Xa kỵ tướng quân đóng ở quanh sông Vị với vài chục vạn quân. Khi Hung Nô lại xâm phạm, ông sai Trương Tương Như, Đổng Xích và Loan Bố làm tướng đi đánh, đuổi được Hung Nô ra ngoài biên giới. Ngoài ra hai bên chỉ chạm trán ở một số trận đánh nhỏ và nhà Hán vẫn phải dùng chính sách hòa thân với Hung Nô.
Giai đoạn thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh bùng phát[sửa | sửa mã nguồn]
Sau thời Văn Cảnh, nhà Hán phát triển lớn mạnh về chính trị, kinh tế và quân đội. Đến năm 140 TCN, Hán Vũ Đế lên ngôi, quyết định phế bỏ chính sách hòa thân với Hung Nô và bắt đầu tiến hành chiến tranh. Ông phái Lý Quảng trấn giữ quận Yêu Tái, củng cố phòng bị ở phía bắc. Sang năm 138 TCN, Vũ Đế cử Trương Khiên sang Tây Vực kết giao cùng nước Đại Nguyệt để cùng chống Hung Nô. Quá trình chuẩn bị của nhà Hán đã hoàn thành.
Năm 134 TCN, Hung Nô cử sứ thần sang Hán đề nghị hòa thân. Hán Vũ Đế thương nghị việc này với quần thần và cuối cùng quyết định đồng ý hòa thân theo lời Hàn An Quốc.
Năm 133 TCN, theo ý kiến của đại thần Vương Khôi, Hán Vũ Đế quyết định sử dụng chính sách lợi dụng tài vật để dẫn dụ Hung Nô ra quân trước, sai Lý Quảng làm Phiêu kị tướng quân, Công Tôn Hạ làm Kinh Xa tướng quân, Hàn An Quốc làm Hộ quân dẫn 30 vạn quân mai phục ở sơn cốc gần khu vực Mã Ấp[11], và Vương Khôi làm Tương Đồn tướng quân cùng Thái trung đại phu Lý Tức dẫn 3 vạn quân từ Đại Quận [12] ra dụ địch. Nội gián của quân Hán là Niếp Nhất khuyên thiền vu Quân Thần có thể đem thủ hạ giết các quan cai trị ở Mã Ấp và chiếm hết tài vật trong thành này. Quân Thần ham mê tiền tài, nghe lời dụ dỗ của Niếp Nhất bèn đích thân dẫn 10 vạn quân Vũ Châu[13] rồi phái sứ giả đến mưu hại quan cai trị ở Mã Ấp[14]. Tuy nhiên Niếp Nhất trước đó cũng đã thông mưu với quan cai trị Mã Ấp, lấy đầu tên tử tù giả làm đầu của quan cai trị Mã Ấp cho sứ giả đem về.
Thiền vu Quân Thần tưởng việc đã xong bèn tiến quân vào Mã Ấp. Tuy nhiên sau đó thiền vu lại phát giác được âm mưu này nên quyết định lui về. Cánh quân của Hàn An Quốc thấy vậy bèn thay đổi kế hoạch, bỏ mai phục, cho quân truy kích Hung Nô nhưng không thu được kết quả, còn cánh của Vương Khôi rút về. Hán Vũ Đế tức giận bèn tống giam Vương Khôi, sau ép tự sát. Từ đó hai nước tuyệt giao với nhau, Hung Nô lại dẫn quân xâm phạm biên giới với Hán.[1]
Vượt Nhạn Môn Quan[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến công của Vệ Thanh[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc chiến tranh tiếp diễn vào năm 129 TCN, khi quân Hung Nô xâm lân vào vùng Thượng Cốc[15] của nhà Hán. Hán Vũ Đế được tin, bèn cử 4 vạn quân chia làm bốn đường, phong Vệ Thanh làm Xa kị tướng quân, tiến vào Thượng Cốc, Công Tôn Hạ tiến đánh Vân Trung, Công Tôn Ngao tấn công Đại quận, Lý Quảng vượt qua Nhạn Môn quan. Cánh quân của Vệ Thanh tiến vào tận vùng Long Thành[16] (kinh đô Hung Nô), chém 700 thủ cấp, còn các cánh quân khác thì không địch lại Hung Nô: Công Tôn Hạ tay không trở về, còn Công Tôn Ngao và Lý Quảng thua trận, Công Tôn Ngao mất 7000 quân còn Lý Quảng bị bắt nhưng sau trốn về được. Tổng cộng trong trận chiến này, quân Hán bị mất 17000 người.
Quân Hán chiếm ưu thế[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa thu năm 128 TCN, một lần nữa Vệ Thanh dẫn ba vạn kị binh chiến đấu với Hung Nô, xuất kích vào Nhạn Môn Quan[17], giết hơn 1000 quân Hung Nô.
Sang năm 127 TCN, Hán Vũ Đế cử Vệ Thanh và Lý Tức ra Vân Trung, tiến thẳng đến vùng PHù Lý[18], đánh bại và tiêu diệt hai đạo quân Hung Nô do Bạch Dương Vương và Lâu Phiền Vương chỉ huy, chém và bắt sống hơn 1000 người, thu phục và sáp nhập vùng đất Hà Sáo của Hung Nô mà gần như không mất một binh sĩ nào, toàn quân khải hoàn trở về. Chiến thắng này đã góp phần giải quyết được mối đe dọa đối của Hung Nô với kinh đô Trường An[19]. Tại vùng Hà Sáu, nhà Hán cho thiết lập quận Sóc Phương. Năm sau, Hán Vũ Đế lại sai Tô Kiến đem theo 100000 người tu bổ Trường Thành để ngăn chặn Hung Nô.
Tuy nhiên quân Hung Nô không cam chịu thất bại. Ngay sau khi lên ngôi, thiền vu Y Trĩ Tà lập tức chuẩn bị phát động chiến tranh với Đại Hán lần nữa. Năm 126 TCN, hơn vạn quân Hung Nô được lệnh nam tiến, công đánh Đại Quận, giết thái thú Cung Hữu và bắt hơn 1000 người. Năm 124 TCN, hơn 3 vạn quân Hung Nô lại tràn sang, tiến công vào Đại quận, Định Tương, Thượng Quận. Tướng Hung là Hữu Hiền Vương do oán hận nhà Hán nên cũng nhiều lần tiến vào Hà Sáo, giết chết rất nhiều người dân vô tội. Trước sức mạnh của Hung Nô, Vệ Thanh lại lần được lệnh xuất chinh, dẫn 3 vạn kị binh ra Cao Khuyết, cộng thêm các cánh quân Hán khác là gần 10 vạn người, phối hợp cùng đánh Hung Nô. Vệ Thanh dẫn quân tiến đánh thần tốc, một ngày đi được hơn 6-7 trăm dặm, tiến đánh Hữu Hiền Vương. Hữu Hiền Vương không nghĩ quân Hán lại đến nhanh như vậy nên uống rượu say khướt. Quân Hung Nô không địch nổi quân Hán. Vệ Thanh thừa thắng bắt sống 15000 quân và mười mấy quý tộc Hung Nô, Hữu Hiền Vương bỏ chạy.
Liên tiếp hai lần trong năm 123 TCN, Vệ Thanh thêm hai lần nữa xuất binh công kích vào phía bắc Hung Nô. Trong lần thứ nhất vào mùa xuân, quân Hán hoàn toàn chiếm ưu thế và giành thắng lợi. Tuy nhiên về sau, trong cuộc tiến công vào mùa hạ của Hán, quân Hung Nô cũng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, nên không hoàn toàn bị động. Tuy nhiên cuối cùng họ cũng phải rút lên vùng Sa mạc Gobi.
Giao tranh ở Hà Tây[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế muốn thực hiện kế hoạch đánh chiếm khu vực Hà Tây của Hung Nô để làm bàn đạp tiến công lên phía bắc để đẩy quân Hung Nô ra khỏi Trung Nguyên. Ông cử Hoắc Khứ Bệnh[16][20] đem quân lên phía bắc. Ông chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ gồm 1 vạn phiêu kị quân tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã tiến sâu vào 1000 dặm qua 5 tiểu quốc của Hung Nô, giết 9000 quân Hung Nô và bắt được hơn 1000 người.
Sang mùa hè năm đó, Hoắc Khứ Bệnh lại vượt sa mạc và giao tranh với quân Hung Nô trên núi. Quân Hán nhanh chóng nắm ưu thế, tiêu diệt hơn 30000 quân Hung Nô, nhưng cũng bị tổn thất 2800 người. Thiền vu Hung Nô Y Trĩ Tà mặc dù ban đầu rất tức giận về việc này nhưng sau cùng buộc phải đầu hàng nhà Hán. Chiến dịch Hà Tây kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về quân Hán. Nhà Hán chiếm được nhiều đất đai của Hung Nô và thành lập quận huyện ở đó.
Đại chiến mạc bắc[sửa | sửa mã nguồn]
Sang mùa xuân năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử Vệ Thanh cùng Hoắc Khứ Bệnh mỗi người dẫn 5 vạn kị quân thành hai đường đánh Hung Nô, lại cho hơn 14 vạn ngựa chiến và 50 vạn bộ tốt và hậu cần tiến về sa mạc Gobi. Quân Hán tiến vào Đại Quận, đánh bại quân của Tả Hiền Vương, buộc ông này phải đem 4 vạn quân đầu hàng nhà Hán. Sau đó Vệ Hoắc mỗi người chia quân theo hai phía đông-tây, cánh của Hoắc Khứ Bệnh tiến đánh Đại quận, còn cánh của Vệ Thanh đi về phía đông, thu phục Định Tương.
Vệ Thanh đưa quân đi được về phía bắc gần 1000 dặm thì gặp quân chủ lực của Thiền vu Hung Nô. Ban đầu quân Hán có gặp một số khó khăn nhưng sau đó Vệ Thanh lại ra lệnh dùng thế trận chiến xa và dùng 5000 kị binh phối hợp tạo thành thế trận liên hoàn để đối đầu với quân số đông của Hung Nô, làm quân Hung Nô mất nhuệ khí. Giữa lúc hai bên đang giao tranh thì bỗng có giông tố nổi lên. Vệ Thanh khéo léo lợi dụng sức gió yểm hộ đã cho quân xuất kích, tiến đánh thẳng vào cánh quân của thiền vu. Thiền vu Y Trĩ Tà hoảng sợ, bỏ trốn về phía bắc không dám quay lại, còn quân Hung Nô bị đánh cho đại bại.
Tổng cộng trong trận chiến này, quân Hung Nô bị thiệt hại nặng nề, mất khoảng 8-9 vạn quân, trong khi số thương vong của quân Hán chỉ bằng 1/3. Về phía cánh quân của Hoắc Khứ Bệnh cũng đã giành được chiến thắng, bắt giết 70.000 người Hung Nô, trong đó có Tả Hiền vương và 86 quý tộc Hung Nô.
Giai đoạn thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]
Sau trận Mạc Bắc, quân Hán cơ bản đã giải quyết xong nạn uy hiếp của Hung Nô. Tuy nhiên hai bên vẫn tiếp tục xảy ra xung đột. Vào năm 115 TCN, người Hán tiếp tục lấn át và lập huyện trên đất Hung Nô, đồng thời lại cử Trương Khiên sang phía tây liên kết với các quốc gia ở đó. Sang năm 112 TCN, Hung Nô liên kết với người Khương tiến công vào quân Ngũ Nguyên, giết chết quan thái thú ở đó. Để đối phó, sang năm 111 TCN, Hán Vũ Đế cho 18 vạn quân đi về phía bắc để gây sức ép với Hung Nô.
Năm 99 TCN, tướng quân Lý Quảng Lợi được lệnh đem 300000 quân lên phía bắc, giao chiến với Hữu hiền vương của Hung Nô ở Kỳ Liên Sơn. Một tướng khác là Lý Lăng đem quân bộ cùng năm nghìn người thiện xạ qua phía Bắc Cư Duyên chừng hơn nghìn dặm.
5000 quân của Lăng bị 80000 quân Hung Nô bao vây. Trước tình thế tuyệt vọng, tên bắn đã hết, lính chết quá nửa, nhưng giết hại quân Hung Nô cũng hơn vạn người, sau đó Lý Lăng vừa rút lui vừa đánh tám ngày liền. Nhưng trên đường về thì lại bị quân Hung Nô chặn đứt lối đường. Quân Lăng thiếu ăn mà cứu binh không tới. Lý Lăng bất đắc dĩ phải đầy hàng Hung Nô. Hán Vũ Đế nghe tin, giết mẹ và vợ con Lăng[21].
Sang năm 90 TCN, Lý Quảng Lợi lại đem quân chinh phạt vùng Ngũ Nguyên. Tuy nhiên cùng lúc ở kinh thành, Hán Vũ Đế nghi ngờ ông ta có âm mưu lập Xương Ấp vương làm thái tử nên bỏ ngục vợ ông ta. Lý Quảng Lợi mất tinh thần, nên không thể địch lại Hung Nô. Quân Hán thiệt hại nặng, thương vong hơn 10000 người. Tư trị thông giám cũng lên tiếng chê trách việc làm này của vua Hán.[22]
Sau thất bại này, Hán Vũ Đế đành phải hạ cố tạ tội với Hung Nô và bị Hung Nô ép phải cống nạp cho mình 10000 thạch mễ tửu, 5000 hộc lương thực.[23]
Tuy nhiên chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Năm 80 TCN, quân Hung Nô mở cuộc tiến công vào nước Ô Tôn. Ô Tôn cử sứ sang nhà Hán cầu cứu. Năm 72 TCN, Hán Tuyên Đế cử quân liên kết với Ô Tôn tiến công Hung Nô, bắt giết 40000 người và nhiều quý tộc.
Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]
Những năm tiếp theo, do sự tấn công mãnh liệt từ quân Hán và các nước khác, Hung Nô bước vào giai đoạn suy yếu. Đến năm 53 TCN, thiền vu Hô Hàn Tà phải dâng biểu xin triều phục và cống nộp cho nhà Hán, gửi con trai sang làm con tin. Địa vị chính trị của Hung Nô trong trật tự thế giới của người Hán đã bị hạ từ "quốc gia anh em" xuống thành "ngoại thần".
Bước sang thời nhà Tân, dưới sự cai trị của Vương Mãng, thế lực của Hung Nô tiếp tục đi xuống và bị Trung Quốc khinh rẻ. Từ năm 10 đến 11, Vương Mãng đưa 300000 quân đến biên giới phía bắc, từng bước đẩy lui Hung Nô về sa mạc. Tuy nhiên hòa bình được thiết lập lại khi nhà Hán tái thành lập bởi Hán Quang Vũ Đế. Quang Vũ đế không sử dụng chiến tranh mà dùng chính sách xoa dịu đối với Hung Nô. Từ đó, Hung Nô từng bước phụ thuộc vào nhà Hán. Cùng thời gian đó, một lượng lớn người Hán đã bị ép buộc phải di cư tới các quận này, tại đây các khu định cư hỗn tạp bắt đầu xuất hiện. Đến năm 48, do tranh chấp nội bộ, đất nước Hung Nô bị chia làm hai là Bắc và Nam Hung Nô.
Năm 89 đến 91, đại tướng quân Đậu Hiến đem quân tiến lên phía bắc, diệt Nam Hung Nô, buộc người Hung Nô phải lui về phía tây, sau đó lại đem quân tiến lên đánh Bắc Hung Nô và đẩy lui quân Bắc Hung Nô. 81 bộ tộc Hung Nô đầu hàng nhà Hán. Từ thời điểm này, người Hung Nô bị đẩy ra xa Trung Nguyên và tiếp tục phân hóa, tan rã.
Tác động[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc chiến tranh Hán - Hung Nô đã dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách quân sự của nhà Hán. Do phải đối đầu với lực lượng quân du mục phương bắc nên từ thời Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế, nhà Hán đã tăng cường huấn luyện kị binh và tăng cường việc chăn nuôi ngựa để phục vụ cho cuộc chiến. Ngoài ra, quân Hán cũng phải chuẩn bị một đội quân hùng hậu chống Hung Nô, làm cho quân lính thường trực tăng lên rất nhiều, bao gồm 400.000 binh sĩ, trong đó bao gồm 80.000 đến 100.000 kỵ binh. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho quân lính, nhà Hán tăng cường thu thập sưu thuế ở các châu quận phía tây.
Về lĩnh vực ngoại giao, cả hai phía đều chủ trương liên kết với các quốc gia bộ lạc khác để tăng cường sức chiến đấu chống lại nhau. Nếu không liên kết được thì họ dùng vũ lực đánh chiếm, như việc Trương Khiên đi sang tây Vực, Hán diệt Dạ Lang hay liên kết với tộc Ô Hoàn. Còn về quan hệ giữa hai bên thì trong giai đoạn đầu, nhà Hán chủ động nhân nhượng hòa hoãn, nhưng sau đó chuyển sang dùng vũ lực, lấn chiếm và uy hiếp, buộc Hung Nô thần phục mình. Đường biên giới giữa hai bên liên tục thay đổi, Hung Nô dần mất Hà Tây và các vùng phía nam sa mạc Gobi, cuối cùng tan rã.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 110”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 4”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 5”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 39”.
- ^ Sử ký, Mông Điềm liệt truyện
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 92”.
- ^ Nay thuộc đông bắc Đại Đồng, Sơn Tây
- ^ Nay là Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc.
- ^ Diên An, Thiểm Tây hiện nay
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 10”.
- ^ Nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
- ^ Nay thuộc huyện Vân, Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 108”.
- ^ Nay thuộc địa phận Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
- ^ a ă Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 111”.
- ^ Nhạn Môn Quan nay nằm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay thuộc phía bắc tỉnh Cam Túc
- ^ Trường An là kinh đô thời đó của nhà Hán, nay thuộc địa phận Tây An, tỉnh Thiểm Tây
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 109”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 21”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 06”.
No comments:
Post a Comment