https://hung-viet.org/images/file/wN9TDjZj0wgBAOoM/quoclo20-vudinhluu.jpg
Hai tiếng nổ long trời lở đất, sình lầy, đất bụi, sỏi đá tung tóe phủ lên chiếc Jeep của ông chi đoàn trưởng thiết giáp vào một buổi sáng trời chưa quang đảng, sau cơn mưa nhiều giờ khi tối. Đó là một ngày đầu năm 1974 trên con đường từ Bình Dương đến Củ Chi.
du kích vẹm cái đặt mìn
Chiếc xe jeep gồm tài xế, hai đệ tử cận vệ và ông Chi đoàn trưởng trên đường đi Củ Chi, lúc ấy cũng đã gần 9 giờ sáng sau khi nhiều loại quân xa cả xe jeep di chuyển an toàn. Anh tài xế đạp thắng cho xe chậm lại vì đoạn đường khá gồ ghề trước khi băng qua chiếc cầu gỗ nhỏ bắc ngang qua một con rạch có nhiều loại cỏ cao và bụi rậm gần như che hết con rạch đầy nước.
Hai quả mìn được kích hỏa nổ tung. Chiếc jeep chao qua, chao lại rồi vọt qua cầu, chạy thật nhanh đến cổng đồn Địa Phương Quân bên phải đường lộ, cách cầu 200 mét và dừng lại.
Nhiều tiếng súng từ tháp canh của đồn bắn ra kể cả tiếng M79 nổ gần cầu và 5,7 người Lính Địa Phương trang bị tiểu liên M16 và súng phóng lựu M79, chạy nhanh về phía con rạch. Cả bốn người lính thiết kỵ quân phục, mặt mày dính đầy bùn đất cầm súng nhảy xuống xe trong tư thế sẳn sàng chiến đấu…
Một Thiếu úy tiến đến chào chúng tôi với cái nhìn lo ngại, ánh mắt quan sát xem chúng tôi có bị thương tích gì không và báo rằng 'xe của đại úy vừa bị giựt mìn. Các anh em đang vây bắt người đó vì trên tháp canh đã thấy một người sau khi gựt mìn bỏ chạy. Viên đại úy trao đổi với anh thiếu úy vài phút rồi lên xe trở về vị trí đóng quân để thay đổi quân phục và nói sẽ trở lại ngay.
Xe quay về vị trí chi đoàn cách đồn chừng 2 cây số, chúng tôi tắm rửa sạch sẽ. Chiếc jeep cũng được rửa tạm, người tài xế báo cáo xe bị miểng mìn xé rách hai lổ trên mui, chúng tôi trở lại đồn Địa Phương Quân.
Chúng tôi bước vào phòng họp của đồn tất cả đứng lên đưa tay chào gồm có thiếu úy trưởng, phó đồn, vài người lính và đặc biệt có một cô gái còn rất trẻ gương mặt tái xanh khúm núm trong bộ đồ bà ba đen còn ướt gật đầu chào.
Trên bàn bằng gỗ đen nâu cũ bày sẳn những chiếc ly có đá lạnh và những chai nước cam “con cọp”. Chúng tôi ngồi đối diện với cô gái, tôi nhìn cô gái đang cúi đầu với mái tóc dài rối bời chưa khô, nhưng tôi thấy cái dáng quen quen hiện ra trong tâm trí là... đã gặp đâu đây?
Tôi quay sang nói anh trưởng đồn có thể cho cô ta thay áo quần khô vì tôi thấy cô ta lạnh. Người thiếu úy phó đồn đứng dậy ra đi, sau chừng ít phút trở vào dẫn cô gái đi ra.
Cô trở vào với áo sơ mi màu xanh nhạt, chiếc quần đen, đầu tóc được chải sơ hết rối như lúc ban đầu. Vẽ mặt bình tĩnh, định thần hơn. Cô ngồi vào vị trí nhìn tôi chằm chặp rồi lại cúi đầu im lặng. Anh trưởng đồn trao cho tôi xem tờ khai cung từ và biết cô là một nữ sinh lớp Đệ Nhứt (Lớp 12) đã nghỉ học nửa năm. Quê tại Củ Chi, phụ buôn bán tại Bến Cỏ, tham gia hoạt động bí mật cho Việt cộng trong vòng ba tháng nay.
Sau khi chịu uống vài ngụm nước cam do chính tôi mời mấy lần và yêu cầu kể lại sự việc đã xãy ra. Cô ngoảnh mặt lên và bắt đầu kể một cách e dè sợ sệt với giọng run run.
— Thứ nhất xin đại úy và các anh tha tội, em cảm ơn các anh đã đối xữ tử tế không đánh đập không hành hạ.
— Thứ hai kể cũng may cho đại úy và các anh đi trên chiếc xe jeep đó, Trời, Đất đã cứu các anh thoát chết.
Tôi xen vào:
— Cô cũng đã gặp may vì gặp chúng tôi. Bây giờ cô cũng biết cô đã được an toàn, cô cứ tự nhiên kể tiếp đi.
Cô nhìn tôi một cách tự nhiên hơn tiếp:
Chắc đại úy đã nhớ ra em là ai rồi, một cô gái bán bún và cafe ở một quán nhỏ trong Bến Cỏ, nhiều lính thiết giáp và bộ binh hay vào uống cafe trong đó có đại úy. Người mà đại úy hay gọi “cô bé TL” mỗi khi vào quán.
Bây giờ tôi mới biết đã nhìn cô ta với cái dáng quen quen lúc ban đầu không sai. Một cô gái bán cafe với dáng dấp cao cao, gương mặt dễ nhìn, cử chỉ, lời nói tự nhiên thật thà của người con gái miền quê cách đây không lâu đã từng tiếp xúc, nói chuyện gẫu với tôi nay lại là người đặt mìn ám sát tôi và đang ngồi trước mặt.
— Đại úy chắc còn nhớ cách đây một tháng Thiết giáp và lính Sư Đoàn 18 mở cuộc càn tại Bến Cỏ làm bên cách mạng mấy ổng thiệt hại nhiều. Sự việc xảy ra khi sáng là một vụ trả đủa. Nhưng tại sao bên mấy ổng lại nhắm vào đại úy vì biết chính ông đã xử dụng xăng đặc trong thiết giáp đốt cháy cả một vùng rộng lớn tại Bến cỏ, nhiều cán bộ bị bắt vì ngạt thở.
https://hung-viet.org/images/file/wN9TDjZj0wgBAOoM/quoclo20-vudinhluu.jpg
Mujeres del Vietcong/Women Vietcong
Vì thế trong huyện đội bảo em phải thi hành công tác ám sát ông vì em biết khá rõ về ông hơn ai hết, gần như ngày nào, vào khoảng giờ đó ông đi ăn sáng từ vị trí đóng quân đến Củ Chi bằng chiếc xe jeep có in hình xe tăng, con số 5 nằm trong vòng tròn màu vàng và xe mang số... 700.
Em thi hành công tác này xong sẽ kết hợp (kết hôn) với người em yêu cũng là một xã đội. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng.
Cô lập lại:
— Ông và mấy anh thật sự quá may mắn!
Chiều hôm qua khoảng 8 giờ tối em mang hai quả ĐH 10 (loại mìn định hướng 10 kg) bò đến đặt gần đầu cầu, phía dưới chỗ mặt đường lồi lõm vì biết xe nào đến đoạn nầy cũng phải chạy chậm lại và cho mìn nổ như vậy xe sẽ hứng mìn 100%. Em đặt mìn mé dưới đường quay hướng sát hại lên trên mặt đường, rồi lẫn vào bụi rậm nằm chờ đến sáng. Đến nửa đêm trời đổ mưa, em cứ đinh ninh là vị trí mìn không thay đổi.
Nhưng bây giờ em mới biết không phải như em nghĩ, vì sau khi mưa nhiều giờ mìn nặng, chân nhọn bị lún xuống đất làm mặt sát thương hướng vào thành con lộ chứ không còn hướng lên mặt đường nữa, nên khi em cho mìn nổ, tất cả những mảnh thép sắt, đinh đều ghim vào thành đất chứ không bay lên cao trúng xe của các ông. Sau khi mìn nổ em bỏ chạy nhưng các anh bên đồn thấy và đuổi theo, em bị bắt. Các ông đều không hề hấn gì, em bị bắt.
Cô ta khóc, khóc tức tưởi, càng ngày càng lớn.
https://live.staticflickr.com/724/32728184256_53c175ecde_b.jpg
Cô ta khóc vì hối hận? Khóc vì cuộc tình sẽ dang dỡ? Khóc vì công tác thất bại? Hay khóc vì phản ứng tự nhiên của người nữ sinh trung học nhẹ dạ đã dấn thân vào con đường nghẽn lối?
Bầu không khí khá nặng nề, tôi hỏi cô còn có gì nói thêm không, cô ta cúi mặt kéo vạt áo lau nước mắt và tiếp:
— Nhà em rất nghèo, em không thể theo đuổi việc học mà phải nghỉ nửa chừng để về phụ với má em nuôi hai đứa em ăn học. Bằng cách xuống Bến Cỏ phụ bán cafe với người dì.
Em quen và yêu một bạn cùng lớp nhưng anh ta đã nghỉ học từ lâu để vào bưng. Các anh trong huyện đội của ảnh bảo em làm xong công tác này sẽ cho hai người kết hợp.
Với ánh mắt van lơn, cầu cứu và gương mặt hối hận, buồn cô tiếp:
— Cuối cùng, một lần nữa em xin đại úy và các anh tha tội, tha thứ một việc làm tội lỗi, đó cũng là một sự nhẹ dạ thi hành lệnh, nếu không làm cả hai chúng em sẽ bị kỷ luật.
Bây giờ tôi mới nói cho mọi người nghe:
— Bản thân tôi, đối với sự việc xảy ra ngày hôm nay tôi không có quyền giải quyết điều gì. Các anh bên Thiết Giáp là lính tác chiến thuần túy. Nhưng chúng tôi là người bị nạn, các anh bên Địa Phương Quân sắp xếp theo yêu cầu của tôi nên có cuộc nói chuyện này.
Chúng tôi vẫn hiện diện nơi đây như cô đã nói là ‘Trời Đất cứu thoát chúng tôi trong một vụ mưu sát kinh hoàng’. Cô nói đúng!
Trời mưa, đất mềm làm mìn lún, tôi còn sống, cô còn sống như vậy chúng ta đều may mắn và tôi chỉ dám bảo đảm cô được an toàn suốt thời gian giải giao cô cho Chi Khu và vài cấp cao hơn nữa. Còn thủ tục hành chánh tiếp theo tôi không rành cho mấy. Nhưng tôi sẽ ghi vào biên bản cung từ, xin các cấp trên đối xử tử tế và phán quyết nhẹ cho cô.
Trời, Đất, Đấng Tối Cao đã cứu người, và là người phải cứu người đó là TÌNH NGƯỜI với NGƯỜI.
Tôi chúc cô gặp may mắn trong những ngày kế tiếp như ngày hôm nay cô gặp chúng tôi. Chúng tôi bây giờ không còn oán giận cô đâu, phải chăng vì tình yêu mù quáng, với lứa tuổi học sinh ngây thơ trong trắng nên cô đã bước vào con đường tội lỗi không có lối thoát.
Tôi đứng lên rời phòng họp, các anh Địa Phương quân đưa tay chào tạm biệt. Bắt tay bốn người lính thiết kỵ vừa thoát khỏi tay Tử Thần. Cô ta đứng lên với ánh mắt ân hận rồi nước mắt tuôn trào nhìn chúng tôi một lần cuối, hai tay đưa ra như muốn níu kéo và nói thêm điều gì đó…
Lòng tôi bỗng nhiên trống vắng vô cùng....
Ôi chiến tranh!
Chuyện kể của một sĩ quan thiết kỵ.
Lưu Đình Vũ
Việt cộng luôn hứa lèo và cho ăn bánh vẽ. Nếu vẹm cái này giết được bốn người lính VNCH thì "cấp trên" của nó có cho nó "kết hợp" với vẹm đực không? Hay chỉ là treo củ cà rốt trước mắt nó và đưa nó làm mãi những chuyện tay dính chàm? Bao nhiêu người dân vô tội, bao nhiêu chiến sĩ ta sẽ chết vì con vẹm này. Vẹm cái này chỉ cần khóc to, khóc lớn để mấy ông lính VNCH động lòng mà tha bỗng với lý do "vì cô nhỏ dại, ngây thơ, nhẹ dạ". Ngày nào nó còn muốn "kết hợp" với vẹm đực là ngày ấy dân chết, lính chết ông sĩ quan vì cái trò 'non dạ' của nó. Ôn nên về cúng con gà tạ ơn trời đất phù hộ ông và những người lính khác.
Ông than: "Ôi chiến tranh" lỗi ở chiến tranh?
Ai đem chiến tranh tới?
Ai đem súng ống vào miền nam?
ai gây ra chết chóc? Ai tạo ra chiến tranh?
Ông nên than: "Ôi Việt cộng!" hay: "Ôi cộng sản!" Con người tạo ra chiến chiến tranh, lòng dạ con người độc ác, tham lam tạo ra? Vẹm có gan giết người thì có gan chịu chết, dù là vẹm cái hay vẹm đực.
Một sĩ quan cùng ba người lính phải mất mạng để đổi lấy một cuộc "kết hợp" của vẹm cái và vẹm đực này, hạnh phúc của nó được xây trên xương máu của bốn người lính VNCH. May nhờ trời, mà bốn người lính này được thoát. Phải bắt trọn ổ tổ của chúng để người khác khỏi phải chết oan.
Nó đã giết hụt ông một lần và nó sẽ giết ông nhiều lần sau, dù nó không muốn, vì nó đã ở trong thế phải giết ông hoặc lính ông, hoặc phần tử trong gia đình ông, nó là Việt cộng. Cộng Cái hay cộng đực đều là mang bản chất việt cộng.
Đưa con vẹm cái này cho Biệt Đội Tình Báo Thiên Nga nữ Quân Nhân VNCH là họ biết phải làm gì với con vẹm này.
......
Đọc thêm về vẹm cái được chỉ thị làm chị giúp việc để theo dõi việc đi đứng giờ giấc, người thân của sĩ quan 'ngụy' để liệng lựu đạn, đặc mìn khủng bố ám sát.
“Chống Mỹ Cứu Nước"? Cô Nhíp ngày xưa...
https://vuonlenmai.blogspot.com/2019/12/blog-post.html
Cao Thị Nhíp, tên hoạt động là Nguyễn Trung Kiên. Nhíp con nhà nghèo, quê Tiền Giang, lên Sài Gòn hoạt động cách mạng, theo chỉ thị tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan ngụy [theo dõi biết giờ giấc đi đứng ăn ở và cho người đi khủng bố liệng lựu đạn, giết tên sĩ quan ngụy].
15
An American 'tunnel rat' catcher was about to enter a Viet cong 'tunnel rat' of Củ Chi in South Vietnam (January 21, 1967)
16
19
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyMMFEup7X_kAuHTewWtxESgOiFOEC1_YtUKL2-qhbIYFhDSxvbLtn6fGBGb8PbKIER4M5Zs6CFO8PLLV0cRwAMKwbaaVTNaeK31YYVjgbTDuJkeZLZC37uVD_BVHCTbBw0vTJ6jhjhWc/w619-h760-no/
Lực lượng MIKE bao gồm các nhóm thiểu số Bahnar, H'Mông, Nung, Jarai và Khmer Krom, và các thành viên khác của các dân tộc Degar, còn được gọi là người Thượng. Lực lượng MIKE hoạt động dưới quyền MACV, Lực Lượng Đặc Biệt của quân đội, từ năm 1964 đến 1970 và dưới thời VNCH cho đến năm 1974. Lực lượng MIKE tiến hành chiến tranh đặc biệt chống lại lực lượng du kích Việt Minh, NLF (Việt Cộng) và PAVN (Quân đội Bắc Việt Cộng) và có mặt ở nhiều đội khác nhau, tình nguyện hỗ trợ các nhiệm vụ của MIKE Force.
MIKE Force là hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh trên toàn quốc để bảo vệ, củng cố và chiếm lại các Trại CIDG A (Dân Sự Chiến Đấu), cũng như thực hiện các cuộc tuần tra trinh sát đặc biệt. Nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu, giải vây và phá hủy các mục tiêu được chỉ định. Đơn vị thông thường thay thế cho các toán biệt kích của Lực lượng đặc biệt như MIKE là Tiger Force, điều chính yếu MIKE Force được giao nhiệm vụ chiến tranh chống du kích chống lại kẻ thù từ phía sau chiến tuyến của họ.
Hiên Viên là tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng
Chữ Hoàng (黃) ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành Thổ. Hiểu nôm na "Hoàng Đế" là "Vua Vàng", khác với Hoàng (皇) trong Hoàng đế, là danh xưng của các quân chủ kể từ thời nhà Tần (xem bài Tần Thủy Hoàng).
Kim văn nước Tề thời Chiến Quốc[4].
Ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.
Huyện Phượng Tường, Thiểm Tây nơi mà xa xưa từng là kinh đô của nước Tần.
Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).
Bộ lạc Thiểu Điển, do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc tây bắc, sau dời tới vùng Trác Lộc.
Viêm Đế Thần Nông Thị là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc. Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.
Nhưng sau đó hai bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Phản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên.
Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thủy tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và ng ư ời Hoa Hạ, họ coi mình là con cháu của Hoàng Đế.
Cơ Thủy thuộc tây bắc Trung Quốc
Hai bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế sau đó lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Phản Tuyền, Viêm Đế thất bại.
===========================================
5. CON ĐẺ CỦA NHÂN DÂN
Trời đã bắt đầu vào Thu, tiếng ve sầu nỉ non ở những đám cây rừng, chung quanh trại đã thưa dần. Cái mầu vàng ươm ươm của trời Thu làm cho cảnh vật sạm lại, như chiếc đỉnh đồng hoen rỉ. Dăm chiếc lá vàng rời cành sớm, la đà, chao đảo, lửng lơ như nhõng nhẽo với nàng Thu, cả một năm mới mò về. Một buổi trưa tôi đang thơ thẩn một mình ở hội trường để chào đón cô Thu đã trở lại; để hít thở cái hơi nồng nàn của nàng Thu đã đến thì.
Những tiếng xôn xao ở phiá cổng của F3, đã kéo tôi về trại tù K3. Đã từ hơn một tháng nay, thường buổi trưa có các em phía bên tù hình sự, kéo sang phía cổng khu F3, để xin cơm và những thức ăn thừa. Tuy chẳng có đâu mà thừa. Có thể các anh, các bác khu F3 do tình thương yêu, lá rách ít, đùm bọc lá rách nhiều, nên đã cố dành lại ít cơm canh, có thể được để chia xẻ với các em bên đó.
Chính tôi và Chăn cũng có một buổi trưa mang cho một em ghẻ, lở, lại què chân, và một em cụt tay, hai suất cơm không, như một sự cảm thông nỗi bất hạnh của nhau.
Đặc biệt trưa nay có đến hơn một chục em, có cả một vài người lớn tù hình sự đứng phía ngoài cổng F3, thò những bàn tay gầy, khẳng khiu ghẻ lở vào xin ăn. Cũng hơn chục anh Biệt Kích, người thì bát cơm, bát rau; người thì vài miếng thịt với tí nước, miếng bánh mì chưa ăn hết, khúc xương heo còn chút thịt gân chưa gặm, đều đưa ra cho các bạn tù hình sự. Các em và các anh tù hình sự đã tranh giành nhau, cãi nhau như mổ bò, để rồi tên cán bộ trực trại phải đến quát tháo, đuổi đi. Tự nhiên một anh hình sự, đứng ở giữa sân gào lên:
– Sao các ông nói, bọn Biệt Kích gián điệp là ác ôn, hay ăn gan, uống máu đồng bào, mà bây giờ các ông lại cho họ ăn thịt cá ngon thế? Còn chúng tôi là con đẻ, của nhân dân thì khổ thế này?….
Tiếng gào của anh tù hình sự, làm cho chúng tôi và cả tên trực trại ớ ra… ngỡ ngàng. Tên trực trại sạm mặt lại mấy giây, rồi y quay ra phía tên hình sự quát rổn rảng:
– Họ, bây giờ khác; rồi đây đảng còn cho họ ăn không hết, đổ đi nữa đó. Các anh cũng không được phân bì!
Thấy những chuyện khó nghe, khó nhìn, tôi kéo tay Hính và Chăn đi vào buồng. Buổi tối hôm ấy, sau khi cán bộ trực vào buồng điểm xong bước ra, anh Nguyễn văn Tâm kỹ thuật tổ may, đứng giữa buồng nói to:
– Tôi được lệnh của cán bộ, xin các anh vui lòng lần lượt đến tôi để đo, sau này cắt may quần áo!
Cả buồng xôn xao suy đoán, là sắp được trao trả rồi. Nhất là, từ ít tuần nay, ra đường chúng tôi được gặp cán bộ trại, nam cũng như nữ cho đến cả anh Đại y tá, thái độ tình cảm, niềm nở khác thường. Thậm chí bà Hoàng cán bộ y tế của trại, khi bất ngờ gặp tôi trước khu ban giám thị, đã cong cớn chì chiết:
– Về miền Nam, thì đừng quên miền Bắc nhé!
Tôi chỉ cười, mà không nói gì; tôi hiểu chuyện đời không đơn giản như 2 + 2 = 4.
Nhưng nhìn lại mọi vấn đề, từ hiện tượng, đến thái độ lời nói của cán bộ của Bộ, của trại kể cả giám thị trưởng là ông Nguyễn Thành Cửu cũng thế. Một hôm tôi ở ngoài lán mộc, ông ghé qua xem cái giường đôi, tôi và Chăn đang làm dở. Trong một câu chuyện vui ông vồn vã nói:
– Sau này, anh còn làm gì đến cái nghề này nữa?
Tôi coi như ông ta nói đùa nên trả lời:
– Thưa ông, đây là nghề kiếm cơm của tôi, Đảng và nhà nước đã giáo dục dậy cho tôi cái nghề này, làm sao tôi bỏ được!
Tóm lại với cái nhìn và cái hiểu của tôi, từ cán bộ Bộ, cán bộ trại họ đều đinh ninh, tin tưởng là số Biệt Kích gián điệp này, sẽ được trở về với gia đình ở trong Nam. Đến ngay bản thân chúng tôi, hầu như ai cũng nghĩ như thế (Họ làm sao hiểu được chủ trương, thâm mưu của bộ chính trị?). Riêng tôi, nhiều đêm ngày nghĩ suy, qua sách vở, qua phim ảnh kết hợp với kiến thức của mình. Rất nhiều sự việc trong thế chiến I và II, chuyện cổ, chuyện kim cho tôi hiểu đừng thấy đỏ mà kết luận là đã chín. Ông bà mình vẫn thường ca thán: Leo cây đã đến buồng rồi, mà vẫn không được ăn v.v…
Có những chuyến tàu trao trả tù binh; ra tới giữa biển thì nổ tan tành, chìm mất tiêu cả người áp tải, đến tù binh. Vậy phải thận trọng tối đa, với điều kiện có thể. Suy nghĩ như vậy, một buổi tối cuối tuần, tôi đã gọi Nông văn Hính và Lầu Chí Chăn; những hạt nhân đã được tôi luyện, thử thách. Sau khi tôi đưa ra ý kiến, và trình bày chung quanh sự việc; các anh đều thấy cái nguy hiểm: Có khi ở tù mãi không sao, nhưng phút cuối cùng tưởng chim đã xổ lồng, sẽ thực hiện những mộng đẹp, đã xây từ bao ngày tháng trước đây, lại trở thành Zêrô vào gió bụi.
Nghe tôi đưa ra sự việc như vậy Chăn và Hính đều có nét tư lự, suy tư. Thấy vậy, tôi cười kể cho Hính và Chăn nghe một sự việc người thật, việc thật như sau:
– Quá lâu ngày tôi không còn nhớ rõ do ai và bao giờ, nhưng có một anh ở trong tù bị bắt về tội vượt tuyến kể lại. A! Tôi nhớ ra rồi, anh ta là Nguyễn Chí Sơn, tình báo đặc công cấp huyện, tập kết từ trong Nam ra Bắc của cộng sản. Năm 1964 anh ta muốn vượt tuyến (qua giới tuyến 17) vào miền Nam. Sau nhiều những chuẩn bị, luồn lọt, lắt léo, công phu, anh mò vào đến bờ sông Bến Hải.
Cái đêm hôm ấy, ra tới bờ sông, anh nhìn giòng nước lững lờ chảy ra phía cầu Hiền Lương, tâm hồn anh thanh thoát lâng lâng, với bao nhiêu mộng đẹp ngày mai. Anh nghĩ, biết bao nhiêu gian nan, khổ cực anh đã trải qua, chỉ còn một giòng sông này nữa và anh đã trườn nhẹ xuống nước, để bơi sang kia bờ.
Khi tới bờ bên kia, tuy mệt, nhưng sự sung sướng đã làm anh, quên cả mệt. Để thưởng nhận cái phút linh thiêng ban đầu của tự do, anh đã giang tay nằm xấp, ôm lấy mảnh đất tự do, quý yêu của miền Nam. Ở giữa đám cây rừng, miệng anh gào to cho thỏa, cái sướng vui trong lòng:
– Ôi! Tự do đây rồi! Ta đã được tự do rồi!
Ngay lúc đó, hai tên CA thường phục, bẻ giật hai tay anh ra sau lưng khóa lại. Chỉ vì giòng Bến Hải, chỗ đó có một giòng nhánh, mà theo vĩ tuyến 17 thì nó vẫn còn thuộc bờ Bắc khu phi quân sự.
Trong niềm hưng phấn, lẫn lộn nỗi ưu lo, tôi hay thơ thẩn một mình ra những chỗ vắng vẻ trầm ngâm suy tư. Tình cờ tối hôm qua ở ngoài hội trường, nhìn thấy anh Tarzan dễ mến. Người thợ máy trên con thuyền định mệnh đã đưa tôi ra Bắc năm 1962, mừng rỡ, tình thâm tôi bắt tay anh mà giữ mãi chẳng muốn rời. Thấy anh đang chuyện trò với một người nữa, tôi chỉ mỉm cười, anh Tarzan (Nguyễn Phương) vẫn cầm tay tôi, hất hàm về người đó:
– Đây là anh Hưng 10 năm xưa, cũng là thủy thủ đưa anh đi chuyến đó!
Tôi mừng rỡ ra mặt, cũng bắt tay, nhưng không thể nhận ra anh; làm sao mà nhớ được! Nhân dịp này tôi tíu tít hỏi hai anh về chuyến đi, bị bắt của các anh; đồng thời tôi mong muốn được gặp lại bác thuyền trưởng già ngày ấy. Anh Hưng rối rít chạy vào buồng, rồi cùng ra với 2, 3 người nữa, anh Hưng chỉ một bác đã có tuổi nói nhè nhẹ:
– Đây là bác Vy Tiến An thuyền trưởng!
Câu chuyện hàn huyên rôm rả, nhưng cũng có nhiều tiếng thở dài. Nhóm thủy thủ do bác Vy tiến An làm thuyền trưởng, gồm 11 người bị bắt ở ngay bên ngoài cửa sông Gianh, ngày 28/6/1962. Như thế chỉ đúng một tháng sau (ngày tôi ra Bắc 28/5/1962), các anh đã bị bắt rồi ở một chuyến khác. Thương các anh, các bác và, tôi cũng thương tôi nữa. Cho đến nay (tháng 3-2004) tôi được biết 11 người Hải thuyền đó:
1. Vy Tiến An. Thuyền trưởng chết ở trại tù Thanh Phong Thanh Hóa 1981.
2. Hoàng Bài, Thủy thủ hiện ở California.
3. Hoàng Cung, Thủy thủ hiện ở California.
4. Nguyễn Hưng, Thủy thủ chết ở trại tù T52 Hà sơn Bình.
5. Nguyễn Phương (Tarzan) thợ máy, hiện ở Tortine Cali.
6. Hoàng Thêm, Thủy thủ hiện ở Cali.
7. Hoàng Thủ, Thuỷ thủ hiện ở Cali.
8. Hoàng Xuân Tình, Thủy thủ, hiện ở Cali.
9. Nguyễn Hòa Thủy thủ, hiện ở Cali.
10. Trịnh văn Truyện, Thủy thủ, hiện ở Florida.
11. Nguyễn Thiện, Thủy thủ, chết ở trại tù Cổng Trời, Quyết Tiến.
Ngay buổi tối, đến lượt tôi được đo giầy, đo quần áo, tôi tần mần cứ nhìn anh chàng Tâm đo chiều này, chiều kia. Đầu lại suy nghĩ về cái toán Người Nhái của anh, vụ án sông Gianh, tôi đã tường thuật ở tập 3 Thép Đen. Ra Bắc 26/ 6/ 1962. Vụ của anh có bốn người là:
1. Lê văn Thảo, chết ngay khi bấm nút mìn, nhầm từ 2 giờ thành 2 phút.
2. Nguyễn Văn Tâm, Toán phó, hiện ở Cali.
3. Nguyễn Văn Chuyên, Toán trưởng, không rõ.
4. Lê Văn Kinh, hiện ở Florida.
Khi Tâm đo gần xong, đột nhiên tôi hỏi:
– Anh có biết anh Chuyên sống chết ra sao không?
Anh chỉ nhìn tôi, như ngỡ ngàng rồi lắc đầu.
Trong đầu tôi lại loé lên một ý nghĩ: Không biết có liên quan gì, giữa chuyến của Lê Văn Kinh, toán Người Nhái (Frogman), và của bác thuyền trưởng Vy tiến An hay không? Tôi chưa có điều kiện hỏi.
Đã hơn một tuần rồi từ cái hôm Hính, Chăn và tôi bàn đến sự an nguy của chuyến tàu về Nam. Hôm nay, tôi có ý định gặp lại hai anh, thấy hai anh không có ý kiến gì; tôi đành phải thong thả trình bày:
– Vì sự sống còn của bản thân chúng ta, phải cần ít nhất 5, 7 người, tương đối bén nhậy tinh nhanh, phân công đều khắp những nơi cần thiết của con tàu, nâng cao cảnh giác tối đa: Mọi hiện tượng không bình thường, bất kỳ của thủy thủ đoàn, cũng như những thành phần của đối phương liên hệ. Tóm lại, không bỏ qua bất cứ một hiện tượng nào nghi ngờ, thái độ, ánh mắt của họ nhìn nhau v.v… Chúng ta đều ít nhiều có một chút chuyên môn, về mìn và chất nổ.
Hính và Chăn đều đưa ra ý kiến là phải có một người, chịu trách nhiệm điều hành, và đặt tên là gì? Tôi cũng lúng túng, xưa nay mình có quen kiểu đó đâu, nên nói đại: Hay là cứ tạm thời đặt là “Ủy ban hành động”. Lúc này chỉ cần 3 chúng ta, sau này diễn tiến tới đâu, mỗi người chúng ta đều nhắm, dự trù hai người, như tiêu chuẩn đã nói. Khi gần cuối chúng ta mới báo, đưa họ vào ủy ban. Giữa ba người (ý kiến hai anh), tạm thời tôi làm tổ trưởng điều hành.
Buổi tối, khi sinh hoạt tổ, toán xong, Chăn ghé tai tôi:
– Anh Bình có muốn gặp mấy anh bộ đội miền Bắc, bây giờ là Biệt Kích không?
Tò mò, tôi nhận lời ngay, cuối cùng tôi đã gặp ba anh:
1) Nguyễn Thế Hiên, Tiểu đội trưởng bộ đội Việt cộng.
2) Lò Khâm Thái, bộ đội VC.
3) Nguyễn Đình Linh, Đại đội trưởng bộ đội VC.
Ba anh này đều là bộ đội của cộng sản, đóng quân ở Hòa Bình đã đào ngũ, trốn sang Lào rồi vào Sài Gòn. Sài Gòn đã tuyển mộ để huấn luyện tình báo, trở thành Biệt Kích. Ba anh đều đi bổ sung, cho một toán Biệt Kích đã hoạt động ở miền Bắc, các anh bị bắt ngày 9/9/1962.
Điều đáng đau lòng, với những tiếng thở dài cho tới nay, tôi được biết cả 3 anh đều đã sang bên kia thế giới. Riêng anh Nguyễn Thế Hiên, một lần đã cướp súng của một tên công an võ trang ở trại tù Thanh Phong Thanh Hóa, chạy vào rừng. Bị chúng truy đuổi theo và đã bị bắn chết đầu 1980. Giờ đây, tôi được biết 2 anh Thái và Linh cũng bị chết do cùm kẹp ở trại Thanh Phong. Tôi xin kính cẩn thắp nén hương lòng, cầu chúc cho linh hồn, các anh với lòng kính trọng, và biết ơn của tôi.
Đến đây, lòng tôi cũng nhiều day dứt không thể ghi nhớ được nhiều sự việc một cách rõ ràng. Nguyên nhân chính từ dạo đó (1972), tôi có nghĩ đâu sẽ có một ngày, được ngồi viết lại chi tiết những sự việc đã trông thấy, đã trải qua?
Buổi sáng ngày 20-11-1972, khi F3 tập họp để đi làm như mọi ngày, tên trực trại đọc 3 tên ở lại trại:
Lưu Nghĩa Lương.
Lê Văn Bưởi.
Đặng Chí Bình.
Cả ba chúng tôi đều nghĩ, lại sẽ lên gặp cán bộ của bộ. Sau khi F3 đã xuất trại gần 1 giờ, tên trực trại lại vào F3, y chỉ tay vào chúng tôi, cao giọng rõ ràng:
– Hai anh hãy chuẩn bị tất cả công tư trang của 2 anh, 15 phút nữa ra chờ phía cổng F3.
Chúng tôi nhớn nhác, vừa buộc gói chăn màn xong thì một tên cán bộ đi vào; thì ra là tên Bùi Huy Tập, cán bộ giáo dục của trại; chúng tôi đã nhẵn mặt. Hôm nay y rất lạnh lùng:
– Các anh ôm chăn chiếu theo tôi!
Tôi quay lại nhìn anh Bưởi, vừa như chào, vừa ngỡ ngàng không biết thế nào? Khi chúng tôi ra tới cổng trại, có một tên công an võ trang từ cổng tách ra, đi sau chúng tôi. Tên Tập đi trước rẽ về phía đường ra trại 1 (Dù đi tỉnh nào, cũng phải đi ra trại 1 rồi qua phố Lu).
Loay hoay hơn 3 cây số đường rừng, dù trời đã vào chớm Đông mà tôi và Lương cũng toát mồ hôi, vì đi bộ và ôm, vác. Nhưng cái làm chúng tôi mệt hơn cả là lòng hoang mang, không biết chúng đưa chúng tôi đi đâu, rời chỗ đang ăn uống no nê bồi dưỡng v.v…?
Khi tới cổng trại 1, tên Tập ra hiệu tay cho hai chúng tôi đi vào. Lại một bất ngờ nữa, có trời mới hiểu, chúng định làm gì? Rồi y chỉ tay tiếp, rẽ vào ngôi lán ở sát cổng. Đây là toán lâm sản, của những người tù chính trị địa phương. Nghĩa là chúng tôi lại trở về tù, như mọi khi, ăn chế độ 12 đồng. Phần vì mệt, nhưng cái chính là nỗi buồn hoang mang. Đời lại rơi xuống hố đen thẳm, như trước đây; vì thế cả Lương và tôi đều vất chăn màn vào chỗ chỉ định rồi nằm vật ra, im lìm như ngủ. Đến bữa, mấy anh toán lâm sản giục đem bát ra chia cơm, cả Lương và tôi chẳng còn thiết ăn uống gì, nên đều nói:
– Xin mời các anh chia cả cho toàn mâm, hôm nay chúng tôi không ăn!
Nằm im như ngủ, nhưng lòng tôi đang nghĩ lại trong đó, K3 đang ríu rít anh em ăn uống thịt cá, còn chúng tôi thì hết rồi! Nhìn sang Lương nằm bên cạnh, tôi đoán chắc Lương cũng chẳng hơn gì tôi.
Khoảng 2 giờ chiều, lại thấy anh Lê văn Bưỏi, mặt cũng dài và nhăn như cái giẻ, ôm chăn chiếu bước vào. Thủ đoạn gớm thật, một chút cũng thủ đoạn, chỉ có một con đường ngắn, từ K3 đến K1 hơn 3 cây số, ba chúng tôi chúng phải đưa làm hai lần.
Tôi tin rằng tất cả các anh em Biệt Kích, ở F1, F2, F3 không một ai biết là ba chúng tôi, đang ở ngay K1 này. Đúng như thế, cụ thể mới đây trong một lần, tôi đi Cali để tìm tòi lại những dữ kiện, chuẩn bị viết cuốn Thép Đen 4, là cuốn cuối cùng cho xong món nợ nhỏ nữa, với quê hương.
Một bữa có bảy người ngồi ở phòng khách của nhà anh Hồ Văn Sinh, trong đó có năm người là Biệt Kích, có cả bác Hà Văn Chấp, toán trưởng của toán Biệt Kích đầu tiên ra miền Bắc. Trong tù chúng tôi đều gọi là bác, năm nay bác đã 85 tuổi.
Tên toán của bác là CASTER (Mỹ là CASTOR), gồm bốn người ra Bắc ngày 27-5-1961, do Nguyễn Cao Kỳ lái, địa bàn hoạt động thuộc Sơn La, Lai Châu.
1. Hà văn Chấp Toán trưởng, hiện nay ở Cali.
2. Đinh văn Anh, truyền tin trưởng, hiện nay ở Cali.
3. Lò văn Piếng, truyền tin phó. Tôi nghe loáng thoáng đổi hay ghép người, phái đoàn Mỹ phỏng vấn, anh bị từ chối, nên vẫn còn ở Việt Nam.
4. Quách Thức, hiện nay nghe nói đã chết ở Việt Nam.
Đúng một tháng sau, chuyến bay C47 (Cò Trắng) do Phan Thanh Vân lái ra để tiếp tế ngày 2/7/1961, bị hạ ở Cồn Thoi, Ninh Bình. Tôi đã tường thuật ở Thép Đen III. (Hiện nay, tôi có bản viết như hồi ký “Người về từ cõi chết”.
Ký tên “Cò trắng Phan Thanh Vân”. Nếu không có gì trở ngại, tôi sẽ in nó vào phần cuối tập này).
Trở lại ngôi nhà anh Hồ văn Sinh, tôi nhớ hôm đó là 16-11-2003. Có bảy người gặp nhau họp mặt, 5 Biệt Kích là.
1. Hà văn Chấp. (Đã nói ở trên)
2. Đinh văn Anh. (Đã nói ở trên)
3. Lưu Nghĩa Lương. Đã nói về Lương trong tập 2 Thép Đen.
4. Đặng Chí Bình.
5. Phạm Ngọc Ninh.
Trong toán Hadley, 11 người do Lê Văn Ngung làm toán trưởng, bị bắt 26-1-1967. Còn hai người không phải Biệt Kích là anh Phan Nhật Nam và anh Nguyễn Chí Thiện.
Trong một câu chuyện, đề cập đến buổi VC gọi đưa anh Bưởi, tôi và Lương đi, anh chàng Ninh phát biểu, như khẳng định.
– Khi đó và ngay cả bây giờ chúng tôi cứ nghĩ, nó (cộng sản) đưa các anh ra để tha trước!
Anh Bưởi thì chết ở NY rồi. Tôi và Lương ngồi đấy, đều cười và nói:
– Nó chuyển ra ngay K1 rồi đưa sang trại Phong Quang.
Nhưng Phạm Ngọc Ninh vẫn cho là chúng tôi nói đùa chứ anh tin là cộng sản đã tha chúng tôi rồi. Dù chuyện của ba người, mà hai người ngồi đấy là hai chúng tôi đều khẳng định, Việt cộng đưa chúng tôi vào tù trở lại. Ninh vẫn cứ tưởng chúng tôi nói vui đùa. Thấy vậy, tôi nghiêm mặt hỏi Ninh:
– Em nghe ai nói thế? Khi đó em đang ở trong F1, F2 mà. (vì Ninh nhỏ hơn tôi hàng chục tuổi, nên tôi vẫn gọi thế từ khi biết nhau).
Ninh thẳng thắn trả lời ngay:
– Khi họ đưa các anh đi tha, F3 ai cũng biết, kháo nhau ầm lên, hai ngày sau tin đó mới vào F1, F2 chúng em!
Tôi trình bày chi tiết một sự việc để thấy rõ cái thủ đoạn lắt léo, lừa lọc của cộng sản. Sự việc của ba người, mà hai người còn sống ngồi ngay đấy, Ninh còn không tin. Nếu một hoặc cả hai chúng tôi đều chết, thì ai mà thanh minh? Ngay buổi tối, khi ở nhà anh Sinh về Lưu Nghĩa Lương, đã hỏi thẳng tôi:
– Em vẫn chưa hiểu hoàn toàn, Việt cộng lắt léo vụ ba anh em mình ở K3 ngày ấy, thì họ có lợi gì?
Tôi nhìn Lương bằng đôi mắt nheo nheo như cười; như muốn nói với Lương: Tôi biết Lương cũng hiểu nhưng, muốn thử xem trí của tôi còn xài tạm được hay không mà thôi; hay đã lú lẫn, lẩn thẩn rồi; dù thế tôi cũng nói:
– Do anh em mình mỗi người đều phải mưu sinh; không có điều kiện chuyên trách ngồi nghiên cứu, đào sâu, xét kỹ những thủ đoạn lắt léo, lừa lọc của cộng sản, cho nên chúng ta khó thể quán triệt. Tuy thế trong trường hợp này, anh cũng thấy cộng sản có ba điểm lợi chính:
1/ Bọn Biệt Kích gián điệp này chúng không muốn trả về miền Nam. Như một con nợ không muốn trả, mà người đòi lại lịch sự, hòa nhã, tư cách kiểu salon, bàn giấy thì chúng giấu bớt đi. Trước hết là những thành phần đi lẻ, không là một tập thể như một toán Biệt Kích, có sự ràng buộc liên đới với nhau. Chúng có muôn ngàn lý do nói về những cá nhân này: Anh ta đã chết bịnh ở một trại nào đó, năm nào đó. Ở trại X, anh ta đã trốn vào rừng, nghe đâu đã chết rồi v.v…
2/ Đây là những anh đã thực sự cải tạo tốt nhất; đã tố cáo mọi sai trái, để giúp đỡ những người chung quanh tiến bộ, vì thế Đảng và nhà nước đã tha, cho các anh ấy về với gia đình trước v.v… Niềm khích lệ, niềm cổ vũ cho những ai còn mơ hồ.
3/ Trong đám Biệt Kích còn lại, có những người sâu sắc suy đoán: Có thể chúng đem ba người đi vào rừng thủ tiêu; chứng cớ chúng đưa đi hai đợt, dù chỉ có ba người. Gây ra những áp lực ngầm lo sợ cho bản thân mỗi người, hãy ngoan ngoãn yên lành, chịu đựng như thế.
Nói về cái thủ đoạn lọc lừa của cộng sản thì nói mãi cũng không cùng. Tôi nhớ lại một sự việc ở Hội Nghị Genève 20-7-1954. cộng sản đã làm cho thế giới, trắng mắt ra mà nhìn. Hội Nghị Genève có Ủy Hội Quốc Tế 3 nước, một nước trung lập là Ấn Độ làm Chủ Tịch, còn hai nước ở hai phe: cộng sản có Ba Lan, tự do có Canada.
Ủy hội QT này có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, xem xét hai phía, thực thi những điều khoản của hội nghị. Riêng điều khoản, dân chúng hai miền Nam Bắc vĩ tuyến 17 được toàn quyền, ở lại hay sang phía bên kia sống, tùy theo ý muốn.
Đối với dân chúng miền Bắc thì Ủy hội và thế giới khỏi lo: Vì chính phủ Việt cộng đã tuyên bố rõ ràng: Chính quyền của chúng tôi từ dân mà ra, cho nên mục tiêu là phục vụ người dân. Nếu dân muốn, không những chúng tôi làm theo mà còn tạo mọi điều kiện thuận tiện dễ dàng, cho họ làm theo ý muốn.
Đến giai đoạn các điều khoản bắt đầu có hiệu nghiệm thực thi. Trong hội nghị, những buổi liên hoan tiệc tùng, họp hành cộng sản cũng đã tuyên bố rõ, nhất là với phái đoàn Canada: Trên miền Bắc các ông có toàn quyền đi bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm để thăm hỏi dân chúng, có muốn di cư vào miền Nam.
Nhưng xin các ông cũng thông cảm cho chúng tôi. Mới tiếp nhận, chúng tôi chưa đủ khả năng kiểm soát được hết.
Chiến tranh vừa xong, súng ống, đạn dược đây đó còn nhiều, chúng tôi chưa thể quán thấu. Do đấy, nếu các ông muốn đi đến vùng nào, huyện nào xin các ông cho chúng tôi biết nơi và thời gian chính xác, chúng tôi có trách nhiệm giữ an toàn bảo vệ cho các ông. Các ông không còn lạ gì nữa, dân chúng mà mình chưa kiểm soát được, do những căm thù riêng rẽ cá nhân. Họ dùng súng chỗ nào đó “đoàng” một phát thì nguy hiểm, chúng tôi cũng có phần trách nhiệm v.v…
Mấy ông tư bản của chúng ta, cũng hiểu cộng sản có nhiều độc hiểm. Mình đi làm đây lương năm, lương tháng lo cho vợ, cho con, cho bố, cho mẹ v.v… Xông xáo, xục xạo lắm, chẳng giải quyết được cái gì, nhỡ không may thì khổ vợ, khổ con v.v… Vậy để an toàn cứ nên làm theo họ (cộng sản). Vậy bạn đến một vùng nào đó, thậm chí một xứ đạo nào đó, để thăm dò dân chúng. Bạn cứ yên trí là sẽ có những cuộc biểu tình phản đối, nếu không là cà chua, trứng thối đón tiếp bạn.
Với những lời lẽ hợp lý, chính danh:
– Các ông mơ hồ quá, nước chúng tôi đã độc lập tự do, bao nhiêu xương máu mới giành được lại muốn chúng tôi đi đâu v.v…
Tóm lại điều khoản đó của hiệp nghị đã vô hiệu hóa với cộng sản.
Xin trở lại trại trung ương số 1 phố Lu, Lào Cai.
Giai đoạn này chúng tôi tất cả gồm 3 người tâm trạng chán chường, lo âu, trước mắt lại ăn đói, lại lầm than khổ cực.. Vì thế ngay khu A chính trị, cách cái sân trại phía hàng rào bên kia, chúng tôi cũng chả cần biết, còn các anh em tù chính trị miền Bắc nữa hay không?
Chừng hơn một tháng sau, gần Tết âm lịch, chúng tôi cũng tưởng sẽ ăn Tết ở K1. Chắc giai đoạn này, diễn tiến ở bàn hiệp nghị Paris, chúng đã thấy có chiều hướng chắc chắn, giấu bớt tù được. (Điều đương nhiên, chúng liên lạc chặt chẽ, thường xuyên giữa phái đoàn cộng sản ở Paris với trong nước).
Việt cộng cũng bắt chước Trung cộng, chiếm xong miền nam VNCH là chúng manh tâm cho "cái cách tiếng Việt". Vào năm 1979 và 1983 Việt cộng đã soạn thảo kế hoạch cải cách tiếng Việt. Chúng đã phá hoại nền văn học chữ Quốc Ngữ mà suốt 100 năm người Việt đã dày công bồi đắp tiếng Việt theo mẫu tự chữ la tinh, cách phát âm, cách đánh dấu, cách dùng văn phạm và ngữ vựng của tiếng Việt.
No comments:
Post a Comment