Tiếng Việt Vỡ Lòng:
Đánh Vần
Aug 8, '09
Phàm lệ:
Để viết và đọc bài này, chúng ta mặc nhiên tuân thủ qui trình
nghe-nói-đọc-viết trong việc học ngôn ngữ. Và bài này chỉ nhằm hình
thành quan điểm để dạy đọc chữ Việt cho người đã biết nói tiếng Việt.
Hai tiếng “đánh vần” thường được dịch sang tiếng Anh là “spell” thực ra
không đúng. “Spell” chỉ có nghĩa là gọi tên lần lượt từng chữ cái trong
một chữ mà thôi. Người Âu Châu không có khái niệm “đánh vần” của Việt
Nam vì họ không bao giờ “đánh vần”.
“Đánh
vần” là một danh từ bình dân, có chữ “đánh” dùng trong “đánh tráo”,
“đánh đu”, “đánh đàn”... Chữ “đánh vần” dùng để chỉ hoạt động nối các
vần có sẵn với phụ âm đầu để thành tiếng trong khi học Việt Ngữ, hoạt
động này còn được gọi là “ghép vần”. Tuy nhiên muốn “đánh vần” thì phải
thuộc lòng cách phát âm của tất cả các vần mà việc thuộc lòng này lại
đòi hỏi một quá trình học khá vất vả. Việc “đánh vần” chỉ có thể làm
được sau khi “học vần” tức là học ghép âm để tạo vần.
Vần
là một đơn vị âm độc lập bắt đầu bằng nguyên âm và có thể kết thúc bằng
phụ âm, không phân biệt thanh điệu. (Thí dụ “người” và “cưới” có cùng
vần “ươi”; “răng”, “trắng”, “bằng” có cùng vần “ăng”; và dĩ nhiên “a”,
“ca”, “ba” có vần “a”.) Vần ở đây không giống vần (theo trắc bằng) trong
thi ca. Sự “hiệp vần” là việc sắp xếp vần trắc bằng[1]
giống nhau ở một số vị trí trong các câu thơ kế tiếp nhau. Khái niệm về
“vần” thì ngôn ngữ nào cũng có (có thể tra trong appendix “Rhyme” của
các tự điển).
Đặc điểm của vần Việt Ngữ:
Vần có thể chỉ là một nguyên âm.
(Như đã biết, có 11 nguyên âm viết bởi 12 mẫu tự. Tuy nhiên ă và â
không thể đứng một mình để tạo thành vần vì hai chữ cái này có âm ngắn.)
Có chín vần nguyên âm đơn.
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
a
|
e
|
ê
|
i
|
o
|
ô
|
ơ
|
u
|
ư
|
Vần có thể là nguyên âm đôi.
(Không cần xét đến việc các chữ cái biến thành bán nguyên âm khi ghép).
Hai âm nguyên kề nhau tạo thành vần nguyên âm đôi (có một số tổ hợp
không có trong tiếng Việt như “ae”, “oê”, “io”... và có một số tổ hợp
chỉ hiện hữu nếu có thêm âm sau như iê/yê, oă, uô, uâ, ươ): Có 24 vần
nguyên âm đôi (nhị trùng âm, diphthong):
1
|
ai
|
hai
|
2
|
ao
|
bao
|
3
|
au
|
đau
|
4
|
ay
|
tay
|
5
|
âu
|
câu
|
6
|
ây
|
cây
|
7
|
eo
|
beo
|
8
|
êu
|
rêu
|
|
9
|
ia
|
bia
|
10
|
iu
|
thiu
|
11
|
oa
|
hoa
|
12
|
oe
|
khoe
|
13
|
oi
|
coi
|
14
|
oo
|
boong
|
15
|
ơi
|
bơi
|
16
|
ôi
|
đôi
|
|
17
|
ua
|
cua
|
18
|
uê
|
huê
|
19
|
ui
|
chui
|
20
|
uơ
|
quơ tay
|
21
|
uy
|
duy
|
22
|
ưa
|
cưa
|
23
|
ưi
|
gửi
|
24
|
ưu
|
mưu
|
|
Vần có thể là nguyên âm ba.
(Vần “uya” khi có phụ âm sau thì biến thành “uyê”, vậy nên “uya” không
bao giờ có phụ âm sau. Vần “iêu” khi không có phụ âm phía trước mà vẫn
thành tiếng thì viết thành “yêu”: “i” đổi thành “y”.) Có mười vần nguyên
âm ba (tam trùng âm, triphthong):
1
|
iêu
|
liêu xiêu
|
2
|
oai
|
xoài, khoai
|
3
|
oay
|
loay hoay
|
4
|
oeo
|
ngoằn ngoèo
|
5
|
uôi
|
đuôi
|
|
6
|
uya
|
khuya
|
7
|
uây
|
nguẩy
|
8
|
uyu
|
khúc khuỷu
|
9
|
ươi
|
đười ươi
|
10
|
ươu
|
hươu
|
|
Vần có thể có phụ âm cuối.
Có tám phụ âm được dùng ở cuối chữ. Chúng không được phát âm trọn vẹn
mà chỉ vừa đủ để gây ảnh hưởng vào nguyên âm đứng trước. (Thế nên có
người gọi các phụ âm này bằng những thuật ngữ như “tắc”, “bập vào”, “bật
ra”... để nhấn mạnh rằng các phụ âm cuối này không ảnh hưởng đến nguyên
âm của tiếng kế tiếp nếu có.)
|
1
|
c
|
ác, éc, óc, ắc
|
2
|
ch
|
ách, ếch, ích
|
3
|
p
|
áp, úp, ấp, ắp, híp, xếp
|
4
|
t
|
át, hét, hót, cắt, cất
|
|
5
|
m
|
am, im, bom
|
6
|
n
|
an, in, con
|
7
|
ng
|
đang, sung, leng-keng
|
8
|
nh
|
đanh, binh, lênh-đênh
|
|
Chỉ
có một số các tập hợp nguyên âm ghép với một số phụ âm cuối nhất định
chứ không ghép tự do (ví dụ không có vần “unh”; không có vần “oă” nhưng
tổ hợp “oă” lại gắn với phụ âm thành “oăn” hay “oăt”, “oăc”...), thế nên
số vần có phụ âm cuối không phải là
(9
nguyên âm + 24 nhị trùng + 10 tam trùng) x 8 phụ âm = 43 x 8 = 344 vần,
mà trong thực tế chỉ có khoảng 163 vần. Nói “khoảng” là vì càng ngày
càng có thêm vần mới được xử dụng. (Xem bảng vần ở cuối bài).
Vần tiếng Việt luôn mang thanh
(ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng). Nhưng các vần có phụ âm cuối “c”,
“ch”, “p”, “t” thì chỉ mang hai thanh là thanh-sắc và thanh-nặng. Nếu
đếm tất cả vần mang thanh khác nhau trong thực tế sử dụng thì có khoảng
640 vần. (Không phải 160 x 6 = 960 vần).
Ghép vần:
Dùng một vần có sẵn để ghép vào sau một phụ âm nào đó để tạo thành tiếng thì được gọi là ghép vần:
Ghép vần “ười” với phụ âm “c” sẽ được tiếng “cười”; ghép vần “uống” với phụ âm “l” sẽ được tiếng “luống”, vân vân.
Một
vần không ghép sau phụ âm nào cũng có thể tạo thành tiếng (tiếng này
bắt đầu bằng nguyên âm): những tiếng “ao”, “ủa”, “ăn”, “uống”... chẳng
hạn.
Việc “ghép vần” chỉ có thể làm được sau khi “học vần” tức là học ghép âm để tạo vần.
Có hai cách học vần:
a) Thính thị trực tiếp:
Người học nghe phát âm của từng vần và nhớ thuộc lòng, không lý giải,
không nhận xét tại sao vần phải được phát âm như thế. Cách này hiện rất
phổ biến và hầu như là cách duy nhất để dạy tiếng Việt cho người ngoại
quốc.
- Ưu điểm:
là dễ dạy vì giáo viên không cần có kiến thức về ngữ âm, và không cần
đi sâu vào chi tiết; nhất là khi gặp các ngoại lệ viết một đàng đọc một
nẻo thì không cần giải thích.
- Nhược điểm:
dẫn tới cách phát âm địa phương, đôi khi bị “nhà quê hóa”: Thầy có
giọng Nghệ An thì học trò sẽ phát âm giọng Nghệ An. Rất khó học vì phải
thuộc lòng đến 163 vần. Không thể phát âm được các vần tuy hợp lý nhưng
không có trong tiếng Việt (như vần “ưm”, “oao” “uyn” “uýp”, “uốp”, “uym”
hoặc “uêu”, “uên”). Quan trọng nhất là cách này thường dẫn đến yếu kém
về chính tả (vì có nhiều âm đọc na ná như nhau).
b)
Ráp từng chữ cái:
Người học tự ráp các âm có trong vần từ trái sang phải, hình thành cách
phát âm của mình rồi đối chiếu với vần nghe được từ người dạy. Cách này
được áp dụng ở miền Nam trước những năm 1970 nhưng không biết tại sao
nay chỉ còn được áp dụng bởi các gia sư hay các bậc phụ huynh dạy con
tiếng Việt.
Ví
dụ để học vần “oa”, người học đọc to âm “o” rồi kéo dài vào âm “a” sau
nó. (Không đọc thành hai tiếng “o” và “a” rời rạc.) Gặp vần “uông”,
người học đọc “u” kéo dài vào “ô” rồi “ng(ờ)” và thành “uông”.
- Nhược điểm: Người học khó hình dung được phương pháp. Dẫn đến khó
dạy (khó dạy cũng vì giáo viên phải nắm vững ngữ âm học). Có nhiều ngoại
lệ nên nếu sắp xếp thứ tự bài dạy không chính xác sẽ dẫn người học đến
ngộ nhận. Không thể dùng cách này để giúp người ngoại quốc học tiếng
Việt vì sẽ đưa họ tới cách phát âm nhừa nhựa, lơ lớ và cũng vì họ dễ đưa
đặc điểm phát âm của tiếng mẹ đẻ vào.
- Ưu điểm: Người học chỉ cần nhớ âm của bộ mẫu tự Việt nên dễ học,
có thể đọc được bất kỳ âm nào viết được trong tiếng Việt, không bao giờ
quên vì không cần vận dụng trí nhớ. Người học có cách phát âm riêng của
mình và thường là rất phân biệt nên không mắc lỗi chính tả khi viết. Ưu
điểm quan trọng là việc học theo phương pháp này dẫn đến một lối phát âm
rõ ràng, gọi là “lối phát âm chính tả” thường thấy trong giới khoa bảng
trong bất kỳ ngôn ngữ nào (phải vào các trường đại học phương Tây mới
thấy lối phát âm này, chứng tỏ người Tây phương học cách phát âm khoa
bảng rất trễ, không như người Việt ta, nếu áp dụng phương pháp này thì
ngay học sinh cấp Hai/ trung học đã bắt đầu có cách phát âm khoa bảng
rồi.) (Tạm dùng chữ “khoa bảng” để dịch chữ “academic”.)
Ghép Âm
Ưu điểm của chữ Việt, một thứ chữ phiên âm, là nó cho phép người dùng
ráp âm xuôi theo chiều đọc (từ trái sang phải) để tạo thành tiếng, đúng
với cách đọc phiên âm của hệ thống IPA (International Phonetic
Alphabet). Tuy có vài ngoại lệ nhưng các ngoại lệ này cũng dễ nhớ và
không nhiều.
Do đó, việc ghép âm để tạo thành vần có thể được thực hiện chung với phụ âm đầu chữ và trở thành cách “đánh vần xuôi”, không đơn thuần chỉ là “ghép âm xuôi”.
Ghép âm xuôi từng âm từ trái qua phải, giống cách đọc phiên âm quốc
tế, sau đó ghép thêm dấu giọng và thành tiếng: ví dụ: Rờ – ư – Rư – ơ –
Rươ – u – Rươu – nặng – Rượu (đánh vần bằng âm của chữ chứ không phải
bằng tên chữ).
|
bước 1
|
bước 2
|
bước 3
|
bước 4
|
bước 5
|
Ngoài
|
ng
|
ngo
|
ngoa
|
ngoai
|
ngoài
|
rượu
|
r
|
rư
|
rươ
|
rươu
|
rượu
|
nghiêng
|
ngh
|
nghi
|
nghiê
|
nghiêng
|
|
|
Người học trước tiên cần nhớ âm của từng mẫu tự, cộng thêm âm của các
phụ âm đơn và các phụ âm ghép như “ch”, “gi”, “gh”, “kh”, “nh”, “ph”,
“qu”, “th” và “tr”. Cũng cần nhớ đặc tính của từng phụ âm cuối, phân
biệt chúng với nhau bằng cách đặt môi, lưỡi đúng chỗ.
Lại cần phải chú ý đặc điểm của “y” và bốn ngoại lệ phát âm liên quan đến “a”. Cụ thể như sau:
- “y” mang âm nguyên [i:] nhưng nó làm nguyên âm đứng trước (nếu có) ngắn lại. Nên phải đọc nhanh âm nguyên trước “y”:
“tay” đọc thành [tăi], trong khi “tai” đọc là [tai]
“tuy” đọc thành [twi/tŭi], trong khi “tui” đọc là [tui]
“tây” đọc thành [tâi], trong khi “tơi” đọc là [tơi]
- “cau” đọc là [kău]: âm a bị ngắn lại, khác với “cao” đọc là [kao/kau].
- “kia” đọc là [ki:ơ/kiâ] chứ không phải [ki:a]
- “xưa” đọc là [xươ/xưâ] chứ không phải [xư:a]
- “xua” đọc là [xuơ/xuâ], khác với “xoa” đọc là [xoa/xwa]
(Ghi chú: “ă” là “a” ngắn, “â” là “ơ” ngắn, “ŭ” là “u” ngắn.)
Ghép vần ngược
Xác định phần nguyên và phụ âm cuối (gọi là “vần”) trước, xong ghép phần
phụ âm phía trước vào rồi bỏ dấu để thành tiếng. Ví dụ: iêng – ng(ờ) –
iêng – nghiêng.
|
bước 1
|
bước 2
|
bước 3
|
Ngoài
|
oai
|
ngoai
|
ngoài
|
rượu
|
ươu
|
rươu
|
rượu
|
nghiêng
|
iêng
|
nghiêng
|
|
|
Cách này thoạt nghe thấy dễ vì chỉ có ba bước, thậm chí hai bước trong
từ “nghiêng” không có dấu thanh, nhưng để làm được, người đọc phải thuộc lòng tất cả các vần (lên đến 163 vần.)[2]
Vài nhận xét về cách ghép vần tiếng Việt để phát âm
Không ai đọc một thứ chữ nào mà lại ngồi tỉ mẩn ghép từng con chữ thành
một chữ, đọc to lên rồi mới hiểu chữ đó. Thực tế quá trình đọc là chụp
hình các chữ hay câu văn, nối kết chúng và hiểu nghĩa của câu. Công việc
ghép vần chỉ có trong trẻ Việt bắt đầu tập đọc chữ Việt. Khi người
ngoại quốc học tiếng Việt, họ có thể không cần tập hoạt động này mà sẽ
học thuộc lòng từng chữ một như khi ta học tiếng Anh hay tiếng Pháp. Tuy
nhiên, người Việt tập ghép vần và dần thành thói quen, rồi hình thành
các quan điểm về hệ thống tiếng Việt. Có thể nói các nhận định về tiếng
Việt của các nhà ngữ âm học cũng bị ảnh hưởng do quá trình ghép vần thời
niên thiếu.
Sử dụng cách ghép vần ngược để dạy tiếng Việt cho trẻ em từ sau năm 1970
ở miền Nam và không biết từ hồi nào ở miền Bắc dẫn đến sự sợ hãi môn
ngữ âm ở sinh viên đại học ngữ văn ngày nay. Nó cũng làm các nhà nghiên
cứu ngữ âm tưởng lầm chữ Việt cũng giống như các thứ chữ của ngôn ngữ
khác trong hệ thống La Tinh, đặc biệt là tiếng Anh hay tiếng Pháp có
cách viết một đàng đọc một nẻo. Rồi họ phải mượn các ký hiệu phiên âm
của IPA để phiên âm lại chữ Việt. Điều này giống chuyện tìm cách phiên
âm các ký hiệu phiên âm.
Không thể đánh vần xuôi trong tiếng Anh. Khi đọc lên mà cứ phát âm từ từ theo thứ tự chữ cái thì rối tung: ha đọc là [ha], nhưng hat đọc là [hæt], rồi hate lại đọc là [hêt]; hay he đọc là [hi] nhưng her là [hơ:] và here
lại là [hiơ:]. Chưa nói đến việc những chữ có cách phát âm đúng luật
rất hiếm. Thế nên người học tiếng Anh có cái khổ là phải học thêm bộ ký
tự phiên âm quốc tế. (Khốn thay bộ ký tự này lại ngày càng cải thiện,
thay đổi liên tục.) Hay tiếng Pháp: “femme” lại đọc là [fa:m], “un” đọc
là [œõ] nhưng “une” lại là [yšn]. Thế nên con nít Anh Pháp lệ thuộc vào
cách đánh vần ngược khi học mẫu giáo: tất cả những chữ có đuôi giống
nhau thì phát âm giống nhau: cat, bat, hat, fat, pat, rat cùng vần [æt];
bate, hate, fate, late, rate cùng vần [êt]; une, lune, prune cùng vần
[yšn]; vân vân... Nhưng tiếng Việt không thế: tổ hợp “oa” chẳng hạn, dù
sau nó có thế nào đi nữa thì nó vẫn mang âm [oa] như “oan” [oan], “oai”
[oai], “oam” [oam], “oạch” [oạch], người đọc có thể yên chí về âm của
phần đã ráp được, chỉ lo đi tiếp tới âm phía sau cho đến khi xong chữ.
Có ý kiến cho rằng việc ghép vần xuôi cho ra cách phát âm buồn cười do
đọc chậm quá, như “cười” biến thành “cư-ời” hay “cừa-i”. Điều này có thể
xảy ra nhưng do người đưa ra ý kiến đó chưa hiểu cách đọc phiên âm hoặc
chưa có kinh nghiệm tự thân đọc phiên âm khi học ngoại ngữ. Nếu người
này tra phiên âm tiếng Anh rồi đọc to lên thì mọi người sẽ “cưa-ì” vào
mặt anh ta. Chẳng hạn “scout” có phiên âm [skaut] lại đọc thành
“sờ-ca-út” hay “sờ-cau-tờ” hoặc thậm chí “sậc-cáo-tờ” (nghe như “suck
out her”) thì người ta sẽ không biết anh ta bú cái gì ra. Ý kiến nói
trên phát xuất chẳng qua là từ thói quen “lấy thúng úp voi” đó thôi.
Muốn đọc phiên âm trước hết phải từ từ, sau khi các âm đã lần lượt vang
đủ trong đầu rồi mới phát âm nhanh lên, phải chấp nhận việc nhị trùng âm
biến thành hai vần, rồi đọc nhanh hai vần đó thì sẽ có nhị trùng âm;
trường hợp tam trùng âm cũng thế: từ ba vần thành hai trong đó có một
nhị trùng, rồi mới thành một vần tam trùng âm do phát âm nhanh một lèo
cả ba âm rời rạc với nhau.
Điều tệ hại của việc dạy ghép vần ngược là nó làm phân hóa đến tận gốc
rễ cách phát âm của người dân, ai cũng cho tiếng địa phương mình dùng là
chuẩn. Dẫn tới quái tượng “giọng chuẩn Hà Nội”, “giọng chuẩn Sài Gòn”.
Thế thì thế nào là giọng chuẩn Huế, chuẩn Mỹ Tho, chuẩn Quảng Nam?...
Mới đây ở Việt Nam lại thấy có ý kiến nên lấy giọng Hà Nội làm giọng
chuẩn cho xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam. Hãy nghe giọng Hà
Nội bây giờ: “Chủng em giất xung xưởng được chân chọng mời bác vào xơi
chẻn giệu.”[3]
Nếu đây là giọng chuẩn thì mai kia cứ phải đúng từng chữ và từng dấu
giọng này mà viết tiếng Việt, đúng như cái câu trên, “Chủng em... giệu”!
Sách “Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị” phải được làm lại từ đầu
đến cuối. Mà rồi khi cứ cố tình bắt lấy đây là giọng chuẩn thì cả nước
có sẽ nói được cái giọng chuẩn này không nếu như con nít cứ tiếp tục học
cách đánh vần ngược.
Sự phân hóa này xảy ra do người học bắt chước hoàn toàn đặc điểm phát âm
của người dạy. Thầy người Nam dạy phát âm “cau” giống “cao”, “anh”
giống “ăn”; trong khi thầy người Bắc lại đọc “rượu” như “diệu”, “cừu”
thành “kìu”, “nướu” thành “niếu”... và vô số lỗi phát âm nữa của từng
vùng. Cần nhớ là khi ghép vần xuôi, mọi người đọc đều chỉ cần tôn trọng
có 12 âm nguyên cơ bản mà thôi. Trong chừng mực nào đó có thể nói dù
thầy đọc mẫu sai, trò vẫn có thể phát đúng âm do trò đọc theo con chữ
trên giấy chứ không nhái lại theo thầy. (Có em học trò lớp Hai đã bắt
lỗi cô giáo khi cô đọc chữ “mênh mông” là “mên môông”.) Nếu tất cả học
sinh đều học theo cách này thì trong tương lai sự khác biệt giữa các
“giọng chuẩn” sẽ ngày càng thu hẹp lại. Điều này đã xảy ra trong khuôn
viên các trường đại học Mỹ: dù sinh viên là người miền nào đi nữa thì
khi phát ngôn chính thức họ cũng phát âm đúng theo phiên âm trong tự
điển. Có thể so sánh với cách phát âm của các vị giáo sư trẻ Việt Nam,
mỗi vị một vẻ, để thấy là dân ta chưa chú trọng đến điều này.
Và những người chủ trương ghép vần ngược (nhắc lại: ghép vần ngược là
cách ghép phụ âm đầu với vần biết sẵn) sẽ làm sao để đọc từ “hừm” khi chữ
này lần đầu tiên xuất hiện trong các sách truyện, dịch âm chữ “hm” của
tiếng Pháp? Hay khi cặp từ “màn/mùng tuyn” xuất hiện trên thị trường để
chỉ loại màn/mùng chống muỗi bằng sợi tổng hợp nhẹ bền thời đó thì họ
đọc từ “tuyn” thế nào? Làm sao họ đọc chữ “goào” gần đây phiên âm từ chữ
“wow”, một thán từ của Anh?... Các vần “ưm”, “uyn”, “oao”, vân vân tuy
đều có thể đọc được nhưng lại không có trong ngôn ngữ Việt thuần, tức là
không có trong bộ vần mẫu, thì làm sao học cách đọc được. Mặc dù vẫn có
vần “uynh” (khuynh đảo, khuỳnh khuỳnh hai cánh tay...),[4] và vẫn có từ “quào” (phát xuất từ vần “oào”) ráp bởi “qu” và “ào”, mà tiếng Bắc là “cào”.[5]
Một ví dụ nữa là chữ “tuýp” trong “đèn tuýp” mà người miền Nam hay gọi là
“đèn típ”, hay tên nhà văn Mỹ đã được phiên thành “Mác Tuên”; vần “uýp”
và “uên” cũng không có mặc dù có chữ “quên”, nhưng “quên” là do ráp
“ên” vào với “quờ” chứ không phải “uên” vào với “cờ”.
Nhìn vào đặc điểm này của việc ghép vần ngược để thấy rằng phương pháp này làm hạn chế sự sáng tạo trong cách viết chữ Việt, đóng khung tiếng Việt trong số vần đã có, làm tiếng Việt ngày càng “giàu đẹp” theo hướng ngược lại.[6]
Nói cho cùng, trong thực tế không ai ghép vần ngược, mà, khi tập đọc
theo cách ghép vần ngược, từ “khoai” chẳng hạn, ai cũng đọc theo thứ tự
sau đây mà không để ý đó là mượn từ cách ghép xuôi: “o, a, i, oai, khờ,
oai, khoai.” Rõ ràng ba bước đầu tiên là xuôi. Rồi bước cuối cùng cũng
là xuôi khi ghép hai yếu tố phụ âm và vần vào với nhau. Đã xuôi lại còn
ngược làm gì cho khổ người học khi bắt anh ta mỗi lần nhìn vào một chữ
là phải nhìn phía sau trước. Vì: Khi ngưng ở “oai” để nhìn lại phụ âm
“khờ”, người học đôi khi quên tuốt là mình vừa ghép được vần gì trước đó
để bây giờ ghép với “khờ”. Nếu dạy lớp Một, ai cũng thấy điển hình này.
Cách ghép vần xuôi tuyệt đối không làm người học mắc phải lúng túng này.
Nó liên tục từ đầu đến khi xong từ. Nó cũng cho phép phát âm được tất
cả các vần có thể có khi dùng bộ chữ Việt. Và một ưu điểm nữa là sau khi
đã thành thạo phương pháp ghép vần xuôi, người học có thể đọc phiên âm
quốc tế để biết cách phát âm ngoại ngữ, không như ví dụ “sậc-cáo-tờ” ở
trên.
Lợi điểm của cách học vần xuôi khi áp dụng vào việc viết
Đọc thông chưa chắc sẽ viết thạo. Thử tượng tượng khi bạn phải viết
tiếng Anh mà không có tự điển bên cạnh. Nếu coi chữ Việt như các thứ chữ
bình thường khác, ta cũng sẽ rất ngại viết tiếng Việt khi không có một
cuốn tự điển tốt trong tầm tay. Bản thân người viết đã từng đến dự một
buổi lễ có tựa đề to tướng dán trên sân khấu là “Hội Nghị Tổng Kết
Nghành Giáo Dục Huyện Bình Chánh” (sic). May quá, chữ kia không phải
“ngị”! Sai sót này cũng giống trong một giai thoại về Tổng Thống Clinton
của Hoa Kỳ khi làm giám khảo một kỳ thi chính tả cho một trường tiểu
học nào đó, ông đã chấm đúng cho một học sinh viết số nhiều của khoai
tây là “potatos”.[7]
Vấn đề ở đây là cuộc thi của trường tiểu học đó là trò trẻ con và ông
Clinton không phải là một nhà giáo dục. Không thể vin vào giai thoại này
để xuê xoa nói là đến tổng thống còn sai nói chi dân thường.[8]
Vấn đề chính tả ở bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều khó khăn và đặc biệt
trong việc viết chữ Việt bây giờ, mặc dù lẽ ra nó đã không khó đến thế.
Một khi nắm vững cách ghép vần, có thể nói việc viết một chữ tiếng Việt
là quá dễ, ít nhất là về mặt ngữ âm, không xét đến các qui luật chính tả
của các chữ có gốc Hán. Điều này hẳn nhiên là một điểm ưu việt tuyệt
đối so với các thứ chữ khác trên thế giới. Cứ việc theo sát cách đọc mà
viết ra, xuôi theo thứ tự phát âm. Thí dụ khi phải viết từ “hếu” trong
“trắng hếu”, chứ không phải “hiếu” trong “trung hiếu”. Trong chữ trước,
“trắng hếu”, khi nói lên không có âm hưởng của “i” nên trong từ không có
chữ “i”. Còn rõ ràng khi phát âm chậm từ sau, “trung hiếu”, ta nghe rõ
ràng có âm “i” trước âm “ê” rồi tận cùng bằng âm “u”. Kể cũng buồn cười,
xét vấn đề ngược lại, ngày nay chúng ta sẽ bảo viết “con tim” là sai vì
tất cả các ca sĩ đều hát là “con tiêm”, hay “chiều tím” sẽ phải viết
lại thành “chiều tiếm” nếu như chúng ta không nghiêm khắc nhận xét và
phê bình các quái tượng không biết học hết cấp Một chưa mà đã trở thành
thần tượng của bao nhiêu thiếu niên mê ca nhạc.
Phụ Lục: Các vần tiếng Việt:
Theo cách sắp thứ tự của Unicode, các dấu âm (dấu mũ, dấu trăng và râu)
được kể là các dấu phụ nên bảng vần được liệt kê theo thứ tự sau:
a,
ac,
âc,
ăc,
ach,
ai,
am,
âm,
ăm,
an,
ân,
ăn.
ang,
âng,
ăng,
anh,
ao,
ap,
âp,
ăp,
at,
ât,
ăt,
au,
âu,
ay,
ây,
e,
ê,
ec,
êc,
êch,
em,
êm,
en,
ên,
eng,
ênh,
eo,
ep,
êp,
et,
êt,
êu,
i,
ia,
ich,
iêc,
iêm,
iên,
iêng,
iêp,
iêt,
iêu,
im,
in,
inh,
ip,
it,
iu,
o,
ô,
ơ,
oa,
oac,
oăc,
oach,
oai,
oăm,
oan,
oăn,
oang,
oăng,
oanh,
oao,
oap,
oat,
oăt,
oay,
oc,
ôc,
ơc,
oe,
oen,
oeo,
oet,
oi,
ôi,
ơi,
om,
ôm,
ơm,
on,
ôn,
ơn,
ong,
ông,
oong,
op,
ôp,
ơp,
ot,
ôt,
ơt,
u,
ư,
ua,
ưa,
uân,
uât,
uây,
uc,
ưc,
uê,
uêch,
uênh,
ui,
ưi,
um,
ưm,
un,
ưn,
ung,
ưng,
uơ,
uôc,
ươc,
uôi,
ươi,
uôm,
ươm,
uôn,
uơn,
ươn,
uông,
ương,
ươp,
uôt,
uơt,
ươt,
ươu,
up,
ưp,
ut,
ưt,
ưu,
uy,
uya,
uych,
uyên,
uyêt,
uyêt,
uyn,
uynh,
uyp,
uyt,
uyu,
y,
yêm,
yên,
yêng,
yêt,
(Sáu vần này, thực tế là sáu tiếng và không dùng để ghép, chỉ thêm dấu thanh mà thôi, trừ “y”.)
HỒNG ĐỨC
23/11/2007
[1]
Thanh bằng gồm ngang và huyền; thanh trắc gồm các thanh khác.
[2]
Xem Phụ Lục. Tuy nhiên ở con trẻ, thuộc lòng 163 vần này không khó; những đứa trẻ thông minh,
kết hợp việc nghe đọc truyện và xem truyện có thể thuộc lòng tất cả vần
tiếng Việt trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí có bé (ở Sơn La)
5 tuổi chỉ xem hát Karaoke cũng thuộc và tự ghép vần để đọc báo được.
[3]
Không đưa thêm lỗi “nờ thấp nờ cao” vào câu diễu này vì không nhiều người Hà Nội mắc lỗi này. (?)
[4]
Nên có người viết “màn tuynh”
[5]
Nhưng “cào” chỉ đơn thuần tả hành động cố cắm sâu vào và kéo rách mà
không diễn tả được đường nét cong quẹo của hành động như “quào”.
[6]
Mai kia sẽ không có người dám sáng chế ra chữ mới như Nguyễn Ngọc Tư.
Hãy nhớ tới sự sáng tạo khi đọc chữ “ầng ậc” của cô: nó có gì đó giống
“ừng ực” của hành động uống, nó làm ta liên tưởng đến nước, nhiều nước,
nhưng không phải đang “ùng ục” hay “òng ọc” chảy mà chỉ chực tuôn ra
“ồng ộc” vì đã đầy ứ, đầy ắp, nó cũng có gì đó gần với sự tắc nghẹn của
“ằng ặc” nhưng câm chứ không thành tiếng, nghẹn là vì muốn tuôn ra mà ra
không được. (“... đôi mắt ông đã ầng ậc nước...”)
[7]
Đúng ra là “potatoes”.
[8]
Điều này làm tôi nhớ là người ta bây giờ hay lấy tổng thống Mỹ ra để so
sánh với những kẻ lãnh đạo phát xít mới, quên rằng tổng thống Mỹ chỉ là
một người làm công ăn lương cho dân Mỹ mà thôi, mặc dù lương và chức vụ
cao. Hết hạn là bị nghỉ việc.
|